Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Giải mã "sức hút" Techcombank
Uyên Linh (Theo Reuters) - 09/06/2018 13:46
 
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng mảng ngân hàng bán lẻ để khai thác nhu cầu đang tăng vọt đối với hàng loạt các sản phẩm tài chính.
Techcombank hiện đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng cho hơn 5.4 triệu khách hàng ở Việt Nam với mạng lưới 315 chi nhánh trên toàn quốc
Techcombank hiện đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng cho hơn 5,4 triệu khách hàng ở Việt Nam với mạng lưới 315 chi nhánh trên toàn quốc

Trao đổi với Reuters, ông Trịnh Bằng, Giám đốc Tài chính (CFO) Techcombank, ngân hàng sẽ tập trung cho mảng bán lẻ, trong đó cho vay mua nhà sẽ chiếm tỷ trọng chủ yếu.

"Techcombank cũng đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ về các loại hình dịch vụ như thẻ tín dụng, cho vay mua ô tô và sản phẩm bảo hiểm liên kết với ngân hàng (bancassurance)", ông Trịnh Bằng cho biết.

Do cổ phiếu Tehcombank lần này không được bán cho các nhà đầu tư cá nhân, nên đợt bán cổ phiếu lần này có tên gọi Chào bán Vốn Cổ phần Lần đầu (Initial Equity Offering - IEO), chứ không phải Chào bán ra Công chúng Lần đầu (IPO).

Cổ phiếu Techcombank chào sàn HOSE ngày 4/6 với mức giá tham chiếu ở mức 128.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị ngân hàng được định giá ở mức 6,5 tỷ USD, đưa ngân hàng này trở thành ngân hàng được niêm yết lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Vietcombank.

Trước đó, Techcombank đã trở thành một “hiện tượng” khi thu hút được 922 triệu USD từ các nhà đầu tư toàn cầu trong đợt chào bán cổ phiếu trước thềm niêm yết. Các nhà đầu tư nền tảng bao gồm Quỹ Đầu tư Quốc gia Singapore GIC Pte Ltd, Quỹ Fidelity và Quỹ Dragon Capital. Tổng cộng, các quỹ này đã mua 76% số lượng cổ phiếu chào bán trong đợt IPO này – một trong những lượng mua vào lớn nhất trong các cuộc IPO tại Việt Nam.

Trong tuần chào sàn cổ phiếu TCB giảm sàn trong phiên đầu tiên lên sàn HOSE (-20%), sau đó giảm tiếp 2 phiên tiếp theo (-6,3%; -4,2%), và tăng kịch trần trong 2 phiên còn lại (7%; 6,9%). Thanh khoản khớp lệnh từ 1,3 triệu đến hơn 2 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần giao dịch đầu tiên của TCB trên sàn, cổ phiếu này đóng cửa ở mức 105.200 đồng/cổ phiếu.

Reuters lý giải, sức hút của Techcombank bắt nguồn từ sự tăng vọt về các dịch vụ tài chính khi nền kinh tế đang phát triển mở rộng ở mức kỷ lục. Theo đó, Việt Nam đã có mức tăng trưởng tín dụng hàng năm khoảng 18% trong hai năm vừa qua, với việc tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của các ngân hàng. Sự tăng vọt về sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế tăng 7,4% trong 3 tháng đầu năm 2018 – đây là tốc độ tăng trưởng quý một nhanh nhất trong một thập kỷ sau khi tăng trưởng trung bình 6,8% trong năm 2017.

Hiện Techcombank cung cấp hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ cho hơn 5,4 triệu khách hàng thông qua mạng lưới 315 chi nhánh. “Chiến lược của chúng tôi rất phù hợp với hiện trạng nhân khẩu học đang thay đổi của Việt Nam và mức thu nhập ngày càng tăng lên của những người đi làm trẻ tuổi”, Tổng giám đốc Techcombank Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết.

Techcombank kỳ vọng sản phẩm cho vay mua nhà sẽ chiếm phần lớn trong tăng trưởng cho vay bởi lực lượng lao động của Việt Nam đang tăng lên, với sự gia tăng về thu nhập khả dụng dẫn đến nhu cầu về nhà ở và vay vốn mua nhà sẽ tăng lên.

“Trong vòng từ hai đến ba năm tới, chúng tôi đặt ưu tiên vào việc tiếp tục dịch chuyển theo hướng bán lẻ và cho vay mua nhà,” ông Nguyễn Lê Quốc Anh nói.

“Nguyên nhân là xét về mặt dự phòng rủi ro, cho vay mua nhà có tính an toàn nhất, và đem lại cho chúng tôi lợi nhuận cao nhất trên tài sản có rủi ro.” Techcombank kì vọng tỉ trọng của cho vay bán lẻ sẽ tăng từ 40% lên 50% trong tổng dư nợ trong hai đến ba năm tới, ông Quốc Anh cho biết thêm.

Giá cổ phiếu TCB đang ở vùng trũng hấp dẫn
Sau 1 tuần kể từ khi chính thức giao dịch trên sàn HOSE, giá cổ phiếu của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) - với mã chứng khoán TCB - hiện...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư