
-
Phó thủ tướng Lê Thành Long làm việc với tỉnh An Giang về vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
-
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, nhận diện tồn tại trong lựa chọn nhà thầu Dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
-
Cơ bản hoàn thành không gian trưng bày Triển lãm thành tựu Đất nước trước ngày 15/8/2025
-
Ninh Bình kiện toàn tổ chức 4 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy
-
Mở rộng đối tượng được đề nghị đặc xá dịp Quốc khánh 2/9 -
Ngân sách địa phương cấp tỉnh được phép bội chi nhưng phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ
Giải ngân “chưa như kỳ vọng”, còn có sự “lệch pha”
Báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau gần 8 tháng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023, đã có trên 55.500 tỷ đồng được giải ngân.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn của Chương trình Phục hồi Ảnh: VGP |
Trong đó, giải ngân các chương trình cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến ngày 23/8/2022, đạt 10.073 tỷ đồng; giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, đến ngày 02/9/2022, đạt khoảng 3.045 tỷ đồng, cho gần 4,54 triệu người lao động.
Trong khi đó, giải ngân hỗ trợ 2% lãi suất cho các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tính đến hết tháng 8/2022 đạt 13,5 tỷ đồng.
Còn khoản giảm thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng đến ngày 26/8/2022 là 34.970 tỷ đồng. Gia hạn các loại thuế, tiền thuê đất là 52.000 tỷ đồng. Chi phí cơ hội hỗ trợ thông qua các chính sách gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất đến hết tháng 6/2022 là 7.400 tỷ đồng.
Đánh giá về tình hình triển khai Chương trình Phục hồi, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói rằng, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động thực hiện “chưa được như kỳ vọng”. Nguyên nhân chủ yếu là do chênh lệch giữa số liệu tại thời điểm xây dựng chính sách và triển khai thực tế; đồng thời, trình tự, thủ tục xác nhận, giải ngân còn phức tạp; lại thêm một số cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chưa quyết liệt.
Trong khi đó, việc cho vay chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội gặp một số khó khăn. Không chỉ huy động nguồn vốn cho vay gặp nhiều khó khăn, mà còn có sự “lệch pha” giữa nhu cầu và kế hoạch cho vay của các chương trình tín dụng. Chưa kể, một số thông tư hướng dẫn thực hiện còn vướng mắc.
“Việc hỗ trợ lãi suất 2% cũng còn hạn chế. Chủ yếu là do khó khăn trong xác định đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn ngần ngại do một số chương trình hỗ trợ lãi suất trước đây chưa được quyết toán chi phí; cần xây dựng hệ thống theo dõi, hạch toán, quản lý dữ liệu. Các khách hàng cũng có tâm lý e ngại công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Khẩn trương hoàn thành thủ tục và triển khai dự án thuộc Chương trình Phục hồi
Trong khi đó, với hợp phần quan trọng nhất của Chương trình Phục hồi, là phân bổ phân bổ vốn chi đầu tư phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về danh mục và mức vốn bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình; đồng thời, tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan thẩm tra để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp bất thường ngày 29/8/2022.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, căn cứ kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn cho các nhiệm vụ, dự án.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình còn chậm. Tính đến ngày 27/8/2022, vẫn còn 3 bộ và 57 địa phương chưa báo cáo. Để đôn đốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hai lần có văn bản gửi các bộ ngành và địa phương.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đối với danh mục nhiệm vụ, dự án đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần khẩn trương phê duyệt quyết định đầu tư dự án ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn.
“Cần chủ động về nhân công, mặt bằng, mỏ nguyên vật liệu… để sẵn sàng thực hiện và giải ngân. Đồng thời, xem xét áp dụng các cơ chế đặc thù đã được Quốc hội cho phép để đẩy nhanh tiến độ thực hiện”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Trong khi đó, với danh mục dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ ngành, địa phương phê duyệt chủ trương đầu tư đúng thời hạn yêu cầu, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Phó thủ tướng Lê Thành Long làm việc với tỉnh An Giang về vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
-
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, nhận diện tồn tại trong lựa chọn nhà thầu Dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
-
Phân định thẩm quyền liên quan đến phòng, chống ma túy khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
Cơ bản hoàn thành không gian trưng bày Triển lãm thành tựu Đất nước trước ngày 15/8/2025
-
Ninh Bình kiện toàn tổ chức 4 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy -
Mở rộng đối tượng được đề nghị đặc xá dịp Quốc khánh 2/9 -
Ngân sách địa phương cấp tỉnh được phép bội chi nhưng phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ -
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng -
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia -
Dự toán kinh phí phục vụ tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB