-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Nhu cầu nhân lực ngành hàng không tăng cao và đang phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. |
Cây nhà lá vườn
Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) là hãng hàng không thứ tư tại Việt Nam vừa gia nhập thị trường đào tạo nhân lực hàng không.
Theo đó, vào cuối tuần trước, Bamboo Airways đã tổ chức lễ khởi công Viện Đào tạo hàng không Bamboo Airways có khả năng đào tạo 3.500 học viên mỗi năm thuộc các chuyên ngành: phi công, tiếp viên hàng không, kỹ thuật, khai thác mặt đất, điều hành khai thác bay và các chức năng đào tạo cơ bản.
Để có thể đào tạo phi công theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng với chi phí chỉ bằng 50% chi phí đào tạo tại các quốc gia phát triển, ngoài việc hợp tác với Học viện Hàng không New Zealand, Bamboo Airways đã sẵn sàng chơi lớn khi lên kế hoạch đặt hàng các buồng lái mô phỏng máy bay (SIM) của các dòng máy bay Bamboo Airways đang và sẽ khai thác như Airbus A320, A321neo, đặc biệt là Boeing 787 Dreamliner.
“Trước mắt, chúng tôi sẽ đào tạo nâng cao cho phi công, tiếp viên hiện có của Bamboo Airways. Đến năm 2021, sẽ bắt đầu đầu tạo hoàn toàn mới từ học viên sơ cấp cho đến khi trở thành phi công thương mại chính thức. Dự kiến, sau khoảng 1 - 1,5 năm, những phi công “made by Bamboo Airways” sẽ lên ghế lái”, ông Đặng Tất Thắng, Phó tổng giám đốc Bamboo Airways cho biết.
Cần phải nói thêm rằng, dù mới thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên cách đây khoảng 6 tháng, Bamboo Airways đã phải đối diện với những khó khăn trong công tác chuyển dụng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ phi công.
Trong Công văn 6459/BGTVT-VT gửi UBND tỉnh Bình Định vào giữa tháng 7/2019 để góp ý hồ sơ điều chỉnh Dự án Đầu tư vận tải hàng không Tre Việt, Bộ GTVT đã yêu cầu Bamboo Airways phải xây dựng kế hoạch phát triển và đào tạo nguồn nhân lực (đặc biệt là đội ngũ phi công, nhân viên kỹ thuật, bảo dưỡng tàu bay) phù hợp với quy mô tăng trưởng tàu bay đến năm 2023.
“Đây là điều kiện tiên quyết để Hãng phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với năng lực quản trị, khai thác an toàn tàu bay của hãng, năng lực phục vụ của cơ sở hạ tầng hàng không, năng lực giám sát an toàn của Cục Hàng không Việt Nam, đồng thời không để xảy ra tình trạng tranh giành phi công thiếu lành mạnh làm ảnh hưởng chung đến sự phát triển bền vững của ngành hàng không Việt Nam”, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu.
Nếu như Bamboo Airways mở Viện Đào tạo hàng không với mục tiêu trước mắt là tự đáp ứng nhu cầu của Hãng, thì Vingroup - đơn vị đang tiến hành xin phê duyệt dự án thành lập hãng hàng không thậm chí còn đặt mục tiêu xa hơn, đó là xuất khẩu phi công ra thế giới.
Để triển khai chủ trương trên, Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy - tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới - thành lập Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không (VinAviation School) và Trung tâm Huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt Nam.
Trong đó, VinAviation School đào tạo phi công, thợ máy cơ bản theo tiêu chuẩn của Cục Hàng không Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế được Cục Hàng không Hoa Kỳ và Cơ quan An toàn hàng không châu Âu công nhận tại Việt Nam, với chỉ tiêu dự kiến là 400 phi công và thợ máy/năm. Vinpearl Air đào tạo, huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy, huấn luyện nhân viên điều phối bay, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác. Riêng nhóm ngành quản trị hàng không, vận tại hàng không và kỹ sư máy bay sẽ do Trường đại học VinUni đảm nhiệm.
Ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Vingroup, tình trạng khan hiếm phi công và kỹ thuật bay đang diễn ra không chỉ ở Việt Nam, mà trên khắp thế giới. Mức lương trong ngành này rất cao, từ 100 triệu đồng/tháng trở lên với phi công bay thương mại và 200 triệu đồng trở lên với cơ trưởng - giáo viên, trong khi thời gian đào tạo chỉ từ 18-21 tháng.
“Vì thế, Vingroup đặt mục tiêu góp phần giải quyết được bài toán khan hiếm phi công trong nước, đồng thời tiến tới xuất khẩu phi công ra thế giới, nhằm tham gia phát triển các nguồn lực quốc gia, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ và đóng góp ngoại tệ cho đất nước”, ông Quang cho biết.
Đường còn xa
Với việc Bamboo Airways và Vingroup đã chính thức tham gia công tác đào tạo nhân lực hàng không, áp lực về nguồn cung phi công, thợ kỹ thuật máy bay bậc cao đối với các hãng hàng không vốn kéo dai dẳng suốt 7- 8 năm qua chắc chắn sẽ giảm bớt.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Hảo, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, viễn cảnh các hãng hàng không Việt Nam tự sử dụng đội ngũ phi công, tiếp viên và nhân viên kỹ thuật tàu bay “cây nhà lá vườn” vẫn còn khá xa, bởi hiện tại, các hãng hàng không Việt Nam đang phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài.
Khác với các ngành nghề khác, đào tạo phi công thương mại không chỉ tốn kém về kinh phí, mà việc tìm được nguồn nhân lực đầu vào đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về thể chất cũng đang là khó khăn lớn đối với đơn vị tuyển dụng.
Trên thực tế, trừ Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Công ty cổ phần (Vietnam Airlines), tại các hãng hàng không còn lại, tỷ lệ phi công người Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với phi công người nước ngoài. Cụ thể, tính đến ngày 31/5/2019, tỷ lệ phi công Việt Nam trong tổng số lượng phi công của Vietnam Airlines là 75,8%, Vietjet là 25,1%, Jetstar Pacific là 25,6% và Bamboo Airways là 32,3%.
Lãnh đạo Vietnam Airlines thừa nhận tình trạng khan hiếm phi công và áp lực từ hiện tượng phi công nhảy việc đang khá phổ biến.
Trong Báo cáo tổng thể nguồn nhân lực ngành hàng không vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) cho biết, thời gian qua, ngành hàng không dân dụng đã phát triển nhanh, đặc biệt là sự ra đời của một số doanh nghiệp vận tải hàng không, nên số lượng đội tàu bay tăng cao, trong khi chưa chuẩn bị các nguồn lực và nhân lực dẫn đến khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không kỹ thuật cao như phi công, nhân viên kỹ thuật tàu bay. Vì vậy, đã xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng hàng không về nguồn nhân lực.
“Việc chuyển dịch dẫn đến hoạt động khai thác của các hãng có thể bị ảnh hưởng cục bộ trong một giai đoạn nhất định, trong đó có hoạt động thương mại của hãng như việc chậm, hủy chuyến”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá.
Cần phải nói thêm, trong những năm gần đây, cứ mỗi khi thị trường hàng không sắp xuất hiện thêm một hãng bay mới, lãnh đạo các hãng hàng không lại lo ngay ngáy việc bị hút người, kể cả những đơn vị có chế độ đãi ngộ phi công khá tốt như Vietjet.
Trong khi chờ những sản phẩm đầu tiên của Bamboo Airways hay Vingroup, thị trường nhân lực hàng không vẫn sẽ là một trong những vấn đề lớn đối với các hãng hàng không trong nước.
Tính toán của Bộ GTVT cho thấy, đến năm 2025, để đảm bảo các hoạt động bay thường nhật, các hãng hàng không Việt Nam cần tới 3.586 phi công, tăng 1.225 phi công so với tháng 5/2019; riêng trong giai đoạn 2020 – 2021 cần bổ sung 260 phi công mỗi năm. Trong khi đó, khả năng đào tạo chuyển loại từ phi công cơ bản lên phi công thương mại bay Airbus 320/321 của Vietnam Airlines và Vietjet - hai hãng có trung tâm đào tạo bay - cũng chỉ khoảng 100 - 120 phi công/năm.
“Với quy trình đào tạo phi công rất khắt khe, không thể đốt cháy giai đoạn, không dễ để các hãng hàng không tự chủ hoàn toàn nguồn nhân lực đặc biệt này trong vòng 5 năm tới”, một chuyên gia nhận định.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025