
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
![]() |
Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (trái) và ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CMC khai trương Trung tâm CMC NextGen SOC |
Dữ liệu là vàng và sự mong manh của “kho vàng”
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động và thay đổi ở hầu hết các lĩnh vực. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp chủ động tiếp cận tiến bộ công nghệ tiên tiến và đầu tư vào công nghệ luôn chiếm được ưu thế vượt trội so với các đối thủ chậm đổi mới công nghệ.
Việt Nam đã có những yếu tố quan trọng là tiền đề cho việc làm chủ công nghệ trong cuộc cách mạng lần thứ 4 này. Đó là tỷ lệ dân số và doanh nghiệp sử dụng Internet cao (khoảng 54% dân số vào năm 2016, đứng thứ 5 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương); tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh đạt 55%; ngành công nghệ thông tin đang có sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng lên đến 16%. Việt Nam hiện cũng đứng trong nhóm 5 nước tăng trưởng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới…
Tuy nhiên, khi các cánh cổng mở ra thế giới bên ngoài ngày càng phong phú thì doanh nghiệp cũng phải đương đầu với những “vị khách không mời”, đó là những cuộc viếng thăm của tin tặc.
Thế giới từng chứng kiến những cuộc tấn công quy mô nhằm vào các hệ thống được bảo mật vững chắc nhất như Facebook, Google... Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, không một tổ chức nào có thể khẳng định hoàn toàn là bất khả xâm phạm đối với tin tặc. Do đó, tiêu chí để đánh giá việc một tổ chức có hệ thống an toàn hay không là cách thức chuyên nghiệp trong việc giám sát và quy trình xử lý khi có sự cố xảy ra.
Trong khi đó, bài toán đau đầu với các tổ chức, doanh nghiệp nằm ở chỗ, tội phạm mạng ngày càng tinh vi hơn và liên tục khiến các hệ thống phòng vệ nhanh chóng bị lạc hậu. Ngược lại, các tổ chức, doanh nghiệp lại không thể đầu tư để thay đổi liên tục cho hạ tầng bảo mật.
Khi các hệ thống an ninh thụ động dễ dàng bị qua mặt bởi giới hacker, nền công nghiệp phòng vệ đã tiến lên một đẳng cấp cao hơn, đó là quy trình bảo mật dựa trên sự kết hợp giữa yếu tố con người, quy trình và công nghệ.
![]() |
Bên trong trung tâm điều hành CMC NextGen SOC |
Hệ thống phòng vệ ‘3 trong 1’
Trung tâm Điều hành an ninh mạng thế hệ mới CMC NextGen SOC là một giải pháp mới do Công ty cổ phần An ninh an toàn thông tin CMC (CMC InfoSec) - công ty con thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC đưa ra.
Ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc CMC InfoSec cho biết, CMC NetxGen SOC sẽ là sự lựa chọn tối ưu, giúp tổ chức và doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về hiệu quả hoạt động thực sự của các thiết bị/phần mềm bảo mật đã đầu tư, từ đó mô hình hóa được các mối đe dọa vào hệ thống. “Bên cạnh đó, SOC sẽ giúp giải quyết các vấn đề dài hạn về tăng cường khả năng phòng thủ một cách bền vững nhất", ông Đức nói.
Theo đó, CMC NextGen SOC khai thác tối đa ưu điểm của cả 3 yếu tố: con người - công nghệ tương lai - quy trình.
Về con người, CMC SOC quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an ninh an toàn thông tin với gần 10 năm kinh nghiệm về ứng cứu, xử lý sự cố thực tế. CMC InfoSec hiện là thành viên Việt Nam duy nhất của Hiệp hội Các nhà nghiên cứu mã độc châu Á (AVAR) và Liên minh Bảo mật máy tính quốc tế (ICSA).
Về công nghệ, các công cụ giám sát, hệ thống phân tích và thiết bị bảo mật của CMC NextGen SOC dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo AI nhằm theo dõi, phân tích tấn công, tự động phản ứng cách ly và báo cáo các dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất nhắm đến hệ thống dữ liệu.
Yếu tố thứ ba, về quy trình vận hành, quy trình báo cáo - xử lý sự cố và quy trình điều tra số tuân thủ chính sách an ninh thông tin áp dụng nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO 27035:2009 và ISO 27001.
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC chia sẻ, sau khi CMC InfoSec đưa Trung tâm CMC NextGen SOC vào vận hành, khai thác dịch vụ, các khách hàng và đối tác có thể yên tâm hoàn toàn về việc đảm bảo an toàn an ninh hệ thống 24/7 do các chuyên gia của CMC vận hành và giám sát.
Đưa ra đánh giá về CMC NextGen SOC, ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, việc CMC ra đời Trung tâm an ninh mạng thế hệ mới là sự đóng góp cùng các doanh nghiệp chung tay đối phó với các thách thức trong kỷ nguyên mới.

-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower