-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa
Đây được coi là bài toán về hiệu quả kinh tế lâu dài khi mở rộng thị trường quốc tế. Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), tiềm năng tại thị trường này là rất lớn, nhưng để tận dụng được cơ hội, Việt Nam cần có chiến lược dài hạn.
Thứ nhất, tập trung vào việc tổ chức sản xuất một cách bài bản và quy mô, giúp tối ưu hóa nguồn lực, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Trung Quốc.
Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm và chất lượng. Những quy định khắt khe về kiểm dịch và chất lượng là tiêu chí bắt buộc giúp sản phẩm của Việt Nam tồn tại và phát triển lâu dài trong thị trường tỷ dân này. Doanh nghiệp cần phải đầu tư nghiêm túc vào quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà họ đặt ra.
Việc mở cửa cho các loại trái cây mới có thể tạo thêm cơ hội lớn cho trái cây Việt Nam. |
Thứ ba, sử dụng công nghệ bảo quản giúp đảm bảo trái cây Việt Nam giữ được giá trị dinh dưỡng và độ tươi ngon sau quá trình vận chuyển dài ngày. Với khoảng cách lớn giữa Việt Nam và các tỉnh phía Bắc Trung Quốc, việc áp dụng công nghệ bảo quản hiện đại giúp giảm thiểu rủi ro về chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Thứ tư, củng cố hệ thống logistics. Sự phát triển của các phương thức vận chuyển hiện đại và nhanh chóng giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển, từ đó tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm. Việc xây dựng một hệ thống logistics toàn diện không chỉ phục vụ cho nhu cầu hiện tại mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn của ngành nông sản.
Cuối cùng, công nghiệp chế biến cần được chú trọng để nâng cao giá trị sản phẩm. Việc chế biến sâu tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng đa dạng tại Trung Quốc. Sự phong phú trong sản phẩm sẽ mở rộng khả năng tiếp cận của trái cây Việt Nam vào các thị trường lớn như Bắc Kinh và các tỉnh lục địa, đồng thời tăng tính cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.
Ông Nguyễn Thanh Bình cũng chỉ ra rằng, để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy kinh doanh. Thay vì phụ thuộc vào việc bán hàng tại chỗ, các doanh nghiệp cần chủ động đưa sản phẩm đến những thị trường mới, phát triển mạng lưới phân phối hiện đại.
Thực tế, sự thiếu chủ động trong việc tiếp cận các thị trường lớn và trung tâm phân phối tại Trung Quốc là một trở ngại lớn cho trái cây Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm đối tác mới, đặc biệt tại các chợ đầu mối lớn, để xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp.
Trong thời gian tới, Vinafruit cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp nhằm tăng cường kết nối, hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước tạo ra sức mạnh tập thể để cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường quốc tế. “Thông qua các hoạt động tổ chức và kết nối, Vinafruit kỳ vọng sẽ góp phần đưa trái cây Việt Nam vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường Trung Quốc.”, ông Bình nói.
Việc mở cửa cho các loại trái cây mới như bưởi, na, bơ có thể tạo thêm cơ hội lớn cho trái cây Việt Nam. Đây là những giải pháp mang tính chiến lược, giúp đa dạng hóa danh mục xuất khẩu, tăng cường sự hiện diện của nông sản Việt Nam trên thị trường Trung Quốc, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Từ góc độ chính sách, ông Bình cũng kêu gọi các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc nhằm mở rộng các Nghị định thư, gia tăng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, từ đó nâng cao diện tích và sản lượng trái cây được phép xuất khẩu.
Những Nghị định thư được ký kết cũng đã giúp nông sản của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2023 đạt 12,1 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2022. Trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt 6,2 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước…
-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Ajinomoto Việt Nam ra mắt hạt nêm Aji-ngon Heo Giảm Muối, giúp món ăn giảm mặn vẫn ngon -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025