-
Nhóm lãnh đạo công ty địa ốc vẽ dự án “ma” bị đề nghị mức án chung thân -
Đường dây mua bán hóa đơn trái phép: Hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp “nhúng chàm” -
Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan thuế để lừa đảo -
Bất cập khi thực hiện Luật Đất đai tại Hà Nam -
Nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh -
TP.HCM: Rà soát 333 công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng
Quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị thời gian qua có nhiều điểm nóng. |
Từ 1/7/2019 đến 30/6/2023, Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp đã thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết 224 nguồn tin về tội phạm liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị.
Thông tin trên được nêu tại báo cáo việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, vừa được Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao gửi tới Quốc hội.
Theo đó, tại Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 ngành kiểm sát được giao nhiệm vụ “Truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi phạm tội liên quan đến hoạt động quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị”.
Báo cáo nêu rõ, Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp tích cực chủ động phối hợp với cơ quan điều tra khẩn trương, kịp thời tiến hành xác minh giải quyết các nguồn tin về tội phạm phát sinh. Nghiên cứu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ, phân loại đối tượng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật; chủ động đề ra các yêu cầu điều tra, trong đó yêu cầu cơ quan điều tra xác minh làm rõ nguồn gốc tài sản của các đối tượng để áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, phục vụ tốt cho việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt hoặc thất thoát trong các vụ án về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị.
Ngành kiểm sát cũng tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan hữu quan như: thanh tra, kiểm toán, thuế, tài nguyên và môi trường, xây dựng, Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng..., từ đó có nguồn tin về tội phạm, thực hiện việc phân loại, giải quyết tốt các thông tin về tội phạm, các kiến nghị khởi tố trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai ở đô thị.
Đặc biệt là phối hợp với cơ quan thanh tra, tài nguyên và môi trường trong việc kiến nghị khởi tố các vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Phối hợp với Tòa án tổ chức tốt các phiên tòa với sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương trong quá trình xét xử, kiểm sát việc gửi bản án cho chính quyền địa phương biết, triển khai thực hiện kịp thời các quyết định của bản án hoặc nội dung mà Hội đồng xét xử có đề nghị, kiến nghị.
Ngành kiếm sát cũng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, nâng cao ý thức pháp luật trong quản lý đất đai của các cán bộ cấp cơ sở; công khai, minh bạch hoá các văn bản của Nhà nước liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
Kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị, cũng được báo cáo đề cập.
Trong thời điểm báo cáo (từ 1/7/2019 đến 30/6/2023) VKSND các cấp đã thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết 224 nguồn tin về tội phạm liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị.
Cơ quan điều tra đã giải quyết 210 nguồn tin về tội phạm, trong đó quyết định khởi tố vụ án đối với 107 nguồn tin về tội phạm, các tội phạm đã khởi tố chủ yếu là “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (theo các Điều 219, 228, 230 và 360 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Viện Kiểm sát Nhân dân cũng đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 136 vụ/659 bị can, Cơ quan điều tra đã giải quyết 96 vụ/559 bị can. Thụ lý giải quyết trong giai đoạn truy tố 83 vụ/521 bị can; đã truy tố 77 vụ/485 bị can. Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử 119 vụ/675 bị cáo; đã xét xử 105 vụ/606 bị cáo.
Trong kỳ, thụ lý 255 đơn/68 việc đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm; đã giải quyết 216 đơn/62 việc, trong đó ban hành kháng nghị giám đốc thẩm 1 vụ án .
Qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp đã ban hành được 14 bản kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa vi phạm và tội phạm trong hoạt động quản lý liên quan đến đất đai, lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho hay.
-
Bất cập khi thực hiện Luật Đất đai tại Hà Nam -
Nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh -
Loạt doanh nghiệp đa cấp lĩnh phạt hơn 500 triệu đồng -
TP.HCM: Rà soát 333 công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng -
Lập dự án "ma", chiếm đoạt hơn 539 tỷ đồng, Giám đốc Công ty Angel Lina khai gì? -
Quảng Nam cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nhạy cảm bằng AI, Deepfake để lừa đảo -
Cuộc chiến chống lãng phí: Khắc khoải và kỳ vọng của doanh nghiệp
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số