-
Mở lại phiên tòa xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa -
Đề nghị thanh tra việc sử dụng đất tại dự án Sân gôn Indochina Hội An -
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục bị đề nghị phạt 12-13 năm tù -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Đấu thầu lấy lệ để trục lợi -
Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM hầu tòa trong vụ án thứ hai -
Chặt, phá rừng với diện tích lớn, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt nặng
Nguyễn Đình Chính đã tự “vẽ” dự án trên đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm của người khác để bán cho nhiều người, bỏ túi hàng chục tỷ đồng, trong sự “ngó lơ” của chính quyền địa phương. |
Hàng chục nhà đầu tư sập bẫy dự án “ma”
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai vừa đề nghị truy tố Nguyễn Đình Chính (ngụ tại phường Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra của cơ quan công an, tháng 5/2018, Nguyễn Đình Chính thành lập Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Rồng Đất (gọi tắt là Công ty Rồng Đất) do mình làm Giám đốc và đăng ký kinh doanh lĩnh vực bất động sản.
Ngay khi được cấp phép, trong tháng 5/2018, Nguyễn Đình Chính với chức danh Giám đốc Công ty Rồng Đất đã ký hợp đồng đặt cọc với bà Phạm Thị Bích Liên (ngụ tại phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) với nội dung: bà Liên chuyển nhượng cho Chính 7 thửa đất tại các tờ bản đồ số 1 và số 2 thuộc phường Tam Phước (TP. Biên Hòa) với giá chuyển nhượng là 58 tỷ đồng. Xác minh của cơ quan chức năng, đây đều là đất trồng cây lâu năm.
Cơ quan công an cũng cho rằng, có một số người có liên quan đến việc Nguyễn Đình Chính lập Dự án để lừa đảo khách hàng, trong đó có những người có dấu hiệu cho vay lãi nặng. Tuy nhiên, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nên chưa thể áp dụng các biện pháp điều tra, đã tách các hành vi này để tiếp tục điều tra, xử lý sau khi có căn cứ.
Đáng nói, dù đang trong quá trình đàm phán, thỏa thuận, thanh toán việc chuyển nhượng 7 thửa đất nói trên và chưa được bà Liên ủy quyền, nhưng ngày 25/5/2018, Nguyễn Đình Chính đã tự ý ký kết hợp đồng số 01/HĐKT/2018 với Công ty TNHH MTV Nguyễn Quốc Huy (huyện Trảng Bom) để san lấp 7 thửa đất nêu trên.
Mặc dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép hợp thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng, nhưng Nguyễn Đình Chính đã tự ý lập hồ sơ mặt bằng chi tiết tổng thể, phân 7 thửa đất thành 5 khu với tổng cộng 170 lô và tự đặt tên là Dự án Khu dân cư Tam Phước.
Sau đó, Chính thuê một số người làm môi giới, rồi tổ chức sự kiện mở bán dự án rầm rộ với cam kết “như đinh đóng cột”: sẽ hoàn thiện các hạng mục hạ tầng, như làm đường bê tông rộng 6 m, hệ thống điện, cống thoát nước và đặc biệt, trong 1 tháng kể từ ngày ký hợp đồng đăt cọc, Công ty Rồng Đất sẽ chuyển nhượng mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm thành đất thổ cư và hỗ trợ tách thửa ra sổ.
Rất nhanh, Công ty Rồng Đất của Chính đã ký hợp đồng, thu tiền đặt cọc 64 lô đất của 39 khách hàng với số tiền hơn 4,2 tỷ đồng.
Chưa dừng lại, để tạo lòng tin cho khách tiếp tục đóng tiền theo tiến độ, Chính đề nghị “con mồi” đến văn phòng công chứng để ký hợp đồng chuyển nhượng. Những hợp đồng này chưa được công chứng giao dịch, do đất không đủ điều kiện, nhưng theo đề nghị của Chính, 1 nhân viên phòng công chứng Hố Nai đã ký tên trên 62 tờ phiếu thu với nội dung: “Thu phí công chứng 3.500.000 đồng/hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Việc này càng khiến khách hàng thêm tin tưởng vào Công ty Rồng Đất. Ngoài ra, Chính còn bán 1 lô đất cho nhiều người.
Kết cục, với 7 thửa đất chưa hoàn thiện thủ tục mua bán với chủ đất, chưa đươc cơ quan chức năng cho phép, Nguyễn Đình Chính đã ký trót lọt hợp đồng chuyển nhượng 63 lô đất trên… giấy cho 39 nhà đầu tư, bỏ túi gần 20 tỷ đồng.
Người dân căng băng-rôn tố cáo Nguyễn Đình Chính |
“Tay không bắt giặc”
Hồ sơ của cơ quan công an cho thấy, do không có đủ tiền đặt cọc với bà Liên để mua 7 thửa đất nêu trên, cũng như không đủ tiền trả chi phí san lấp mặt bằng, Chính vay 19 tỷ đồng của ông Nguyễn Văn Lớn, được hợp thức và “phòng thủ” bằng giải pháp: ông Lớn và Chính ký hợp đồng hợp tác đầu tư và kinh doanh nhằm mục đích, nếu sau này Chính chây ì không trả tiền, thì ông Lớn sẽ lấy đất nền dự án.
Đến ngày 8/6/2018, Chính và bà Liên hủy bỏ hợp đồng đặt cọc trước đó để thay bằng hợp đồng đặt cọc với nội dung: bà Liên chuyển nhượng 7 thửa đất trên cho Chính với giá 65 tỷ đồng, Chính đã đặt cọc cho bà Liên 30 tỷ đồng (bao gồm 11 tỷ đồng của Chính và 19 tỷ đồng vay của ông Lớn).
Số còn lại (35 tỷ đồng), Chính vẫn không có đủ khả năng tiếp tục thanh toán cho bà Liên, nên tiếp tục nhờ ông Lớn vay tiền để trả cho bà Liên.
Ông Lớn và Chính gặp ông Cao Văn Vinh, ông Ong Anh Tiến và ông Cao Thái Nguyên để vay 35 tỷ đồng. Điều kiện mà bên cho vay đưa ra là, ông Lớn phải viết giấy vay nợ ông Tiến 45 tỷ đồng trong vòng 2 tháng và phải sang tên 7 thửa đất cho ông Nguyên đứng tên để làm tin. Chính và ông Lớn đồng ý điều kiện trên.
Tất nhiên, để đáp ứng điều kiện trên, ngày 18/6/2018, Chính và bà Liên lại hủy bỏ hợp đồng trước đó để bà Liên ký hợp đồng chuyển nhượng 7 thửa đất cho ông Nguyên.
Ngày 22/6/2018, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Biên Hòa đã điều chỉnh tên chủ sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng 7 thửa đất đứng tên bà Liên sang ông Nguyên. Ngày 15/5/2019, ông Nguyên đã chuyển nhượng thửa đất này cho người khác.
Kết cục, đến thời hạn phải giao đất, nhưng Chính không có đất để giao như cam kết. Hàng chục nhà đầu tư kéo đến Công ty Rồng Đất để đòi lại tiền.
Để có tiền trả, ngày 12/6/2019, Chính đã đề nghị và được ông Đinh Công Hiệp đồng ý ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác kinh doanh thửa đất khác có diện tích hơn 10.000 m2 tại xã An Viễn (huyện Trảng Bom) do ông Hiệp, ông Vũ Hải Quang và bà Trần Thị Hòa mua chung, giao ông Quang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các bên thỏa thuận nội dung: Chính sẽ chịu trách nhiệm pháp lý của thửa đất, thi công hạ tầng và sau 3 tháng sẽ trả ông Hiệp 11 tỷ đồng.
Sau khi thỏa thuận, Chính phân thửa đất trên thành 74 lô để bán. Nhưng do đất đang đứng tên ông Quang, nên cả 2 “lách” bằng cách đến văn phòng công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Quang sang cho Chính với giá 12 tỷ đồng, trả trong vòng 3 tháng, để Chính có thể đứng tên ký hợp đồng mua bán với khách hàng.
Từ dự án “ma” này, Chính đã bán và thu hơn 7,7 tỷ đồng của 29 khách hàng, trả cho ông Quang 4,2 tỷ đồng, trả văn phòng công chứng hơn 22 triệu đồng, còn lại để tiêu xài cá nhân.
Đến tháng 4/2020, Chính không thu được đủ 12 tỷ đồng để trả cho ông Quang nên đã… ký hợp đồng chuyển nhượng lại thửa đất này cho ông Quang để ông này bán cho 21 người khác.
Những “dấu hiệu” lạ của chính quyền địa phương
Theo điều tra của công an, vào ngày 31/5/2018, ông Đoàn Thanh Lộc, Tổ trưởng Tổ Quản lý trật tự đô thị phường Tam Phước phát hiện Chính đang cho san lấp, cải tạo mặt bằng trái phép nhiều thửa đất ở khu đất được gọi là Dự án Khu dân cư Tam Phước.
Tổ Quản lý trật tự đô thị phường Tam Phước đã lập biên bản sai phạm, nhưng sau đó, UBND phường Tam Phước lại không tiếp tục làm việc với người vi phạm, không có hình thức ngăn chặn.
Nhờ đó, Chính thản nhiên thuê doanh nghiệp khác vận chuyển tới hơn 6.700 chuyến xe chở trên 92.000 m2 đất để hoàn thành san lấp mặt bằng, phân thành 170 lô đất rồi tổ chức sự kiện mở bán với băng-rôn, khẩu hiệu ngợp trời, thậm chí có cả ca sỹ tới hát.
Chưa hết, từ ngày 18/6/2019, Công an tỉnh Đồng Nai thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm, cũng đã xác định Nguyễn Đình Chính, Giám đốc Công ty Rồng Đất đã tự ý lập dự án khu dân cư để phân lô, bán nền khi chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chưa lập thủ tục, chưa được cơ quan quản lý nhà nước cho phép; gian dối trong việc đưa ra thông tin, tổ chức sự kiện quảng cáo; cam kết không đúng để bán cho nhiều khách hàng và đến nay không còn khả năng thanh toán.
Đến thời điểm này, cơ quan công an đã xác định, có trên 40 người ký hợp đồng với Công ty Rồng Đất, với tổng trị giá gần 45 tỷ đồng, trong đó, số tiền khách hàng đã chuyển cho công ty này là gần 13 tỷ đồng.
Thế nhưng, tháng 10/2019, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai vẫn ra thông báo cho rằng, đây chỉ là “vụ việc tranh chấp dân sự trong chuyển nhượng đất đai, không cấu thành án hình sự”, nên đề nghị các nạn nhân khởi kiện ra tòa để giải quyết.
Nhiều người đã bức xúc, tố cáo đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Sau đó, vụ việc mới được khởi tố điều tra, Nguyễn Đình Chính bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
-
Phúc thẩm vụ án Cục Đăng kiểm: Viện Kiểm sát đối đáp phần bào chữa của luật sư, bị cáo -
Bị cáo hối lộ cựu Chủ tịch NXB Giáo dục 20 tỷ đồng xin xét xử vắng mặt -
Kiểm tra, thanh tra loạt công ty xổ số, phát hiện nhiều vi phạm -
Vẫn đón khách khi bị đình chỉ hoạt động, Công ty TNHH Sài Gòn bị xử phạt -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Doanh nghiệp hối lộ để trúng gói thầu ngàn tỷ -
Vi phạm quy định về bảo hiểm, Công ty Tơ lụa Quảng Nam bị phạt 175 triệu đồng -
Nông thôn miền Bắc ô nhiễm trầm trọng với mức bụi mịn vượt chuẩn nhiều lần
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam