
-
Bộ Xây dựng ra công điện yêu cầu đảm bảo an toàn trong khai thác các cao tốc
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Sri Lanka
-
Câu chuyện hội nhập của Việt Nam là “dám chơi”, “biết chơi”, “khéo chơi”
-
Tính phương án huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển
-
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy -
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền
![]() |
TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê |
Trong 8 tháng đầu năm nay (tính đến hết ngày 15/8/2023), Việt Nam xuất siêu 16,26 tỷ USD, là con số lớn nhất từ trước đến nay so với cùng kỳ. Kết quả này rất ấn tượng, thưa ông?
Trong hoạt động ngoại thương, nền kinh tế nào cũng muốn xuất siêu, ít nhất là cân bằng cán cân thương mại. Việt Nam xuất siêu hàng hóa liên tục kể từ năm 2016 thay vì nhập siêu như những năm trước là điểm sáng trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta, cần nhập khẩu nhiều thiết bị, công nghệ, dây chuyền, máy móc hiện đại mà thặng dư thương mại hàng hóa do khu vực FDI tạo nên quá nhiều cũng chưa hẳn là tín hiệu tốt, vì hàng hóa xuất khẩu của khu vực FDI chủ yếu vẫn là gia công, xuất khẩu sức lao động; khu vực trong nước chủ yếu xuất nguyên liệu thô hoặc hàng hóa qua chế biến, gia công thấp.
Năm 2022, Việt Nam xuất siêu trên 12,4 tỷ USD là do kể từ đầu quý IV hoạt động sản xuất trong nước gặp khó khăn nên kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu. Tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài cho đến tận bây giờ khiến xuất siêu 8 tháng đầu năm nay đạt 16,26 tỷ USD do xuất khẩu giảm khoảng 10% trong khi nhập khẩu giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Tôi xin nhấn mạnh rằng, xuất siêu hàng hóa là rất tốt, nhưng chúng ta hiện quá tập trung vào XNK hàng hóa, mà chưa quan tâm đến XNK dịch vụ, trong khi Việt Nam có nhiều lợi thế về xuất khẩu dịch vụ. Đặc biệt, xuất khẩu dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với hàng hóa.
Ông có nghĩ rằng, do chưa thực sự quan tâm đến hoạt động thương mại - dịch vụ, nên Việt Nam chưa bao giờ xuất siêu dịch vụ?
Do chưa thực sự quan tâm đến hoạt động XNK dịch vụ, nên thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ mấy năm gần đây ngày càng lớn.
Cụ thể, nếu như năm 2020, Việt Nam xuất khẩu dịch vụ chỉ đạt 9,843 tỷ USD, thì nhập khẩu lên đến 20,307 tỷ USD, nhập siêu 10,464 tỷ USD; năm 2021, con số này tương ứng là 7,757 tỷ USD và 23,182 tỷ USD, nhập siêu 15,425 tỷ USD; năm 2022 là 12,9 tỷ USD và 25,524 tỷ USD, nhập siêu 12,624 tỷ USD. Còn trong nửa đầu năm nay, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam nhập siêu dịch vụ 4,119 tỷ USD (nhập khẩu 12,921 tỷ USD, xuất khẩu 8,802 tỷ USD).
Việc nhập siêu dịch vụ là vấn đề cần quan tâm thích đáng, bởi theo tính toán, nếu giảm được 10% nhập siêu dịch vụ sẽ giúp GDP tăng thêm 0,36%. Hoạt động XNK dịch vụ đóng góp rất lớn trong tăng trưởng kinh tế.
Thưa ông, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ cần tập trung vào loại dịch vụ nào mà Việt Nam có lợi thế?
Có rất nhiều mảng dịch vụ trong hoạt động thương mại quốc tế như du lịch, vận tải, bưu chính - viễn thông, tài chính ngân hàng, bảo hiểm... Trong các mảng dịch vụ này, hiện Việt Nam “chưa có cửa” cạnh tranh với các nước trên thế giới về dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
Một thực tế “trớ trêu” hiện nay, phản ánh bất cập về tầm nhìn đối với Chiến lược Tăng trưởng hướng tới xuất khẩu, đó là chỉ quan tâm tới xuất khẩu hàng hóa, phớt lờ xuất khẩu dịch vụ, đặc biệt dịch vụ vận tải biển, dù Việt Nam có lợi thế và tiềm năng với bờ biển dài 3.260 km, có nhiều cảng nước sâu.
Đáng tiếc là hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam toàn nhập hàng tận cảng và xuất hàng cũng tại cảng biển Việt Nam, tức là hầu như toàn bộ khâu vận chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics, bảo hiểm vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu đều do doanh nghiệp nước ngoài đảm nhận. Chúng ta cũng từng mong muốn xây dựng được đội tàu biển hùng hậu, đủ sức cạnh tranh với các hãng tàu biển lớn trên thế giới, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa làm được vì để xây dựng được đội tàu biển lớn mạnh phải đầu tư rất lớn và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu muốn cân bằng cán cân thương mại dịch vụ thì phải đầu tư vào vận tải cũng như dịch vụ logistics phục vụ hoạt động vận tải biển vì giá trị gia tăng đem lại rất lớn.
Đầu tư vào vận tải biển cần phải có thời gian; dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm thì “chưa có cửa”. Thưa ông, muốn thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ chắc phải trông chờ vào du lịch?
Qua theo dõi nhiều năm, tôi nhận thấy, chỉ có năm 2019 là chúng ta nhập siêu dịch vụ ít nhất (xuất khẩu 20,422 tỷ USD, nhập khẩu 21,348 tỷ USD) nhờ đón được trên 18 triệu lượt khách quốc tế.
Chỉ có điều, dịch vụ du lịch của Việt Nam chưa thực sự tốt và giá cả chưa cạnh tranh so với nhiều nước trong khu vực.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng nói, nếu thu hút tăng thêm một triệu khách du lịch quốc tế còn hơn khai thác tăng thêm một triệu tấn dầu thô. Gần đây, chúng ta ban hành nhiều chính sách làm tăng sức hút đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Chẳng hạn, kể từ ngày 15/8/2023, Việt Nam kéo dài thời hạn thị thực (visa) từ 30 ngày lên 90 ngày và có giá trị nhập cảnh nhiều lần. Đồng thời mở rộng chính sách miễn thị thực đơn phương cho công dân của nhiều nước.
Thêm nữa, chúng ta có nhiều danh lam, thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp; văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc; có nhiều bãi biển đẹp quanh năm đầy nắng rất thu hút khách du lịch quốc tế, kể cả du khách thích khám phá cũng như nghỉ ngơi, an dưỡng.
Tôi tin rằng, nếu chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ du lịch, từng bước giảm nhập khẩu dịch vụ vận tải, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng, thì sẽ sớm cân bằng được cán cân thương mại dịch vụ trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn.

-
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy -
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền -
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nền tảng để giữ gìn bản sắc chính là sự gắn bó cảm xúc -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật -
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dự lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng tại Nga
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025