-
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Tuyên Quang nhận kỷ luật cảnh cáo -
Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 21% sau 9 tháng năm 2024 -
Huyện Vũ Thư, Thái Bình - Khát vọng và phát triển -
Các số liệu kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 -
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024
Sữa học đường phải đảm bảo đạt quy chuẩn quốc gia
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình Sữa học đường vừa có công văn số 7162/BYT-BM-TE ngày 26/11/2018 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường triển khai Chương trình Sữa học đường.
Một điểm đáng chú ý trong văn bản được Bộ trưởng Bộ Y tế ký gửi các địa phương, đó là yêu cầu “sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu” theo thông tư 29 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Thông tư này, sữa tươi nguyên liệu để sản xuất sữa học đường phải đảm bảo 9 chỉ tiêu kỹ thuật, trong đó có Yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu lý, hóa; Giới hạn về số lượng tế bào soma; Kiểm soát vi khuẩn, Độc tố vi nấm (Aflatoxin M1); Kim loại nặng; Dư lượng thuốc thú y; Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; Yêu cầu về bảo quản, vận chuyển.
Trong các chỉ tiêu này có 2 điểm cần lưu ý là giới hạn về số lượng tế bào soma, theo Bộ NNPTNT, số lượng tế bào soma có trong 1 ml sữa không lớn hơn 1 000 000 tế bào. Và điểm thứ 2 là yêu cầu về bảo quản, vận chuyển: sữa tươi nguyên liệu luôn được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-6oC
Thực tế tại Việt Nam, quy trình sản xuất sữa quy mô nhỏ lẻ, thiếu kiểm soát thú y và vắt sữa hở rất khó để đạt các tiêu chí này. Nếu sữa tươi nguyên liệu thu gom ở nông hộ không có quy trình giám sát chặt chẽ thì dễ dẫn tới tình trạng để đáp ứng đủ nhu cầu sữa, đơn vị cung cấp sữa tươi học đường sẽ thu gom cả những loại sữa tươi không đủ tiêu chuẩn.
Đó là lý do Bộ Y tế nhấn mạnh vào tiêu chuẩn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất sữa học đường. Nguồn nguyên liệu này phải đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ- có thể truy xuất để đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh lẫn mủ, máu do thiếu kiểm soát- vắt sữa cả những bò sữa mắc bệnh.
Nguyên liệu sữa tươi đạt tiêu chuẩn theo Thông tư 29 sẽ tiếp tục chế biến và chứng nhận theo QCVN 5:1/2017. Khi sản xuất thành sản phẩm sữa học đường phải đạt yêu cầu theo Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 của Bộ Y tế.
Theo Bộ Y tế thì các địa phương cần tổ chức đấu thầu lựa chọn sản phẩm phục vụ Chương trình công khai, minh bạch theo đúng các quy định. “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả của sản phẩm tham gia Chương trình Sữa học đường”, Bộ Y tế nhấn mạnh.
Liên quan đến Chương trình Sữa học đường, thời gian gần đây, khi đề cập vấn đề xây dựng quy chuẩn sữa học đường, có đề xuất cho rằng, nên ban hành quy chuẩn cả với các sản phẩm sữa dạng lỏng nói chung, chứ không chỉ là sữa tươi.
Tuy nhiên, theo TS. Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sữa học đường phải được sử dụng nguyên liệu là 100% sữa bò tươi nguyên liệu không pha sữa bột, có đường (dưới 1% về khối lượng) và không đường, có thể sử dụng phương pháp thanh trùng hoặc tiệt trùng tùy điều kiện từng trường, từng địa phương để lựa chọn cho phù hợp.
“Cần xây dựng tiêu chuẩn sữa uống và nhãn sữa thống nhất trên toàn quốc áp dụng riêng cho Chương trình Sữa học đường”, TS. Tống Xuân Chinh đề cập.
Niềm vui của học sinh Trường Tiểu học Châu Hồng (Quỳ Hợp, Nghệ An) khi được uống sữa học đường |
Khẩn trương triển khai Chương trình Sữa học đường
Theo Bộ Y tế, kế hoạch hành động cần cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tiễn của người dân, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng như các nội dung cần ưu tiên trong lĩnh vực dinh dưỡng.
Tùy tình hình thực tế, các địa phương có thể triển khai thí điểm hoặc toàn tỉnh; chú ý ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các khu vực có nhiều trẻ em suy dinh dưỡng…
Về lý do cần khẩn trương triển khai Chương trình Sữa học đường, Bộ Y tế cho biết, ở Việt Nam, hiện tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao (chiếm 23,8%), ảnh hưởng đến tầm vóc, thể lực của người Việt Nam khi trưởng thành. Cá biệt vẫn còn nhiều tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trên 30%, thậm chí một số tỉnh tỷ lệ này còn cao khoảng 35%. Chiều cao trung bình của nam, nữ thanh niên Việt Nam cũng thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới…
Và đó là lý do vì sao Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Cũng theo Bộ Y tế, trước đó, Bộ Y tế đã có công văn số 7125/BYT-BM-TE gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Sữa học đường” của địa phương và định kỳ báo cáo về Bộ Y tế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay nhiều địa phương chưa xây dựng Kế hoạch hành động. Trong số các tỉnh có Kế hoạch triển khai cũng chỉ có một số địa phương gửi báo cáo về Bộ Y tế.
Vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký văn bản số 7162/BYT-BM-TE đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Sữa học đường tại địa phương; khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chương trình Sữa học đường tại địa phương và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị triển khai kế hoạch hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, trong đó đặc biệt là kiểm soát chất lượng sữa, đảm bảo yếu tố can thiệp dinh dưỡng theo đúng tinh thần nhân văn của Chương trình Sữa học đường.
-
Các số liệu kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 -
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024 -
Cải cách giá điện để hài hòa lợi ích các bên -
TP.HCM cấm cán bộ đi nước ngoài vì việc riêng bằng tiền... doanh nghiệp -
Chấn chỉnh tình trạng lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để lạm thu -
Văn phòng Trung ương Đảng được bổ sung dự toán 100 tỷ đồng -
Cần 10.827 ha cho đường sắt tốc độ cao, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nếu được, đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho tất cả dự án tại khu công nghiệp -
3 Minh định phương án nâng đời tuyến cao tốc về miền Tây -
4 Ngoài đánh thuế, còn cách nào để giảm giá nhà đang tăng "thẳng đứng"? -
5 Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam