-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Chiều 16/12/2022, UBND TP. Hà Nội tổ chức Họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022.
Theo báo cáo ông Vũ Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trình bày tại Họp báo, Thành phố Hà nội đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.
Quang cảnh Họp báo. |
Trong đó, thành phố Hà Nội đã hoàn thành công tác chi trả hỗ trợ cho 12/12 nhóm đối tượng khó khăn do ảnh hưởng bởi COVID-19; Đã thẩm định và phê duyệt hỗ trợ cho hơn 2,6 triệu lượt đối tượng với kinh phí gần 2.660 tỷ đồng.
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động cho 420,28 nghìn lượt lao động trong 13,97 nghìn lượt doanh nghiệp với số tiền là 220,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, UBND các quận, huyện, thị xã đã hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết của HĐND TP. Hà Nội cho 297,14 nghìn người thuộc 8 nhóm đối tượng với số tiền 315,65 tỷ đồng;
Hỗ trợ kinh phí hỏa táng đối với 3.788 trường hợp tử vong dương tính với SARS-CoV-2 với kinh phí trên 17,67 tỷ đồng.
Hỗ trợ phục hồi phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh: Giảm thuế giá trị gia tăng cho 72.272 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với tổng số thuế giá trị gia tăng được giảm là 13.212 tỷ đồng;
Gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho 18.644 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với tổng số tiền gần 11,94 nghìn tỷ đồng (Thuế thu nhập doanh nghiệp là 2,97 nghìn tỷ đồng; Thuế thu nhập cá nhân là 10 tỷ đồng; Thuế giá trị gia tăng hơn 8,11 nghìn tỷ đồng; Tiền thuê đất là 847 tỷ đồng).
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 62.362 khách hàng với dư nợ 63.406 tỷ đồng. Miễn, giảm, hạ lãi suất cho 325.510 khách hàng với dư nợ 536.253 tỷ đồng. Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến nay đạt 3,8 triệu tỷ đồng cho hơn 216,6 nghìn lượt khách hàng.
Cũng theo ông Tuấn, được sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và toàn thể nhân dân Thủ đô, Thành phố đã thực hiện các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bức tranh kinh tế - xã hội có nhiều điểm nổi bật. Trong đó, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát. Kể từ đầu dịch đến ngày 24/10/2022, trên địa bàn Thành phố ghi nhận hơn 1,63 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 1.346 người đã tử vong (0,083%). Gần đây chỉ ghi nhận khoảng 50 ca mắc/ngày, không có ca tử vong.
Các cơ sở thu dung tập trung điều trị bệnh nhân COVID-19 được tạm thời giải thể. Tổng số lũy kế đến nay đã thực hiện tiêm khoảng 21,35 triệu mũi vắc xin phòng COVID-19. Đối với người trên 18 tuổi: 99,9% đã được tiêm mũi 2; mũi bổ sung đạt 100%; mũi 3 đạt 98,7%; mũi 4 đạt 79,6%. Đối với trẻ từ 12 đến 17 tuổi: 100% đã được tiêm mũi 2; mũi 3 đạt 56,7%. Đối với trẻ từ 5 đến 11 tuổi: mũi 1 đạt 75,6% và mũi 2 đạt 46,3%.
Cân đối thu - chi ngân sách của TP. Hà Nội được đảm bảo; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 332.961 tỷ đồng, đạt 106,8% dự toán, tăng 2,7% so với thực hiện năm 2021.
Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến 100.567,7 tỷ đồng, đạt 94,1% dự toán giao đầu năm, trong đó, chi đầu tư phát triển 46.022,7 tỷ đồng, đạt 90,1% dự toán; chi thường xuyên 50.883,9 tỷ đồng, đạt 95,5% dự toán giao đầu năm.
Đặc biệt, kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ. GRDP quý II, III tăng cao hơn quý trước đó: Quý I tăng 5,91%; Quý II tăng 8,22%; Quý III tăng 15,30%; Quý IV tăng 6,76%. Năm 2022, GRDP dự kiến tăng 8,89%, trong đó: Dịch vụ tăng 10,06%, Công nghiệp và xây dựng tăng 7,74%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,58%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,76%.
Xuất khẩu phục hồi mạnh, nhập khẩu duy trì mức tăng cao: Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 11,9%; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 40,26 tỷ USD, tăng 15%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 26,5% (cùng kỳ giảm 6,3%); Ước cả năm 2022 đạt 615,96 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9%. Ngành du lịch phục hồi mạnh. Lũy kế 11 tháng, khách trong nước đến Hà Nội đạt 1,277 triệu lượt, tăng 57%; khách quốc tế 952 nghìn lượt, tăng gần gấp 5 lần. Tổng thu từ khách du lịch 11 tháng đầu năm tăng hơn 5 lần.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng đầu năm tăng 8,7%; ước năm 2022 IIP tăng khoảng 8%. Sản xuất nông nghiệp ổn định; cây trồng phát triển tốt, đàn lợn, trâu, bò và gia cầm đều tăng.
Vốn đầu tư thực hiện tăng mạnh, doanh nghiệp phục hồi phát triển. Ước năm 2022, vốn đầu ta phát triển đạt 468 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% và bằng khoảng 39% GRDP. Lũy kế 11 tháng đầu năm, thành phố Hà Nội thu hút khoảng 1.540,4 triệu USD vốn FDI (tăng 11,6%). Trong 11 tháng đầu năm 2022, có 27.601 doanh nghiệp thành lập mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 312.377 tỷ đồng (tăng 26% về số lượng doanh nghiệp và tăng 4% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước).
Thành phố tập trung đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích; ban hành Kế hoạch số 139/KH-UBND về triển khai xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.
Trong đó, ngân sách cấp Thành phố dự kiến đầu tư đối với 03 lĩnh vực nêu trên giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo là 49.203,4 tỷ đồng thực hiện 1.469 dự án; Giai đoạn 2021-2025 dự kiến cân đối 41.105,4 tỷ đồng cho 1.310 dự án; giai đoạn sau năm 2025 là 8.098 tỷ đồng.
Trong 2 năm 2021-2022, đã hoàn thành xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 150 công trình y tế cơ sở (trạm y tế, phòng khám đa khoa), riêng năm 2022 là 73 cơ sở; hoàn thành tu bổ, tôn tạo 181 di tích (04 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 114 di tích cấp quốc gia, 63 di tích cấp Thành phố), riêng năm 2022 là 85 di tích; hoàn thành 143 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, riêng năm 2022 là 70 trường.
Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đã bình thường trở lại, thúc đẩy KTXH phát triển. Đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện về vật chất, kỹ thuật và con người góp phần tổ chức thành công SEA Games 31 với 151 huy chương – chiếm 1/3 số huy chương của toàn Đoàn thể thao Việt Nam…
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025