Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Giao lưu trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Phú Yên về cơ hội đầu tư
Baodautu.vn - 14/09/2018 09:41
 
Buổi giao lưu trực tuyến với lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Phú Yên, TP. Tuy Hòa từ 14h hôm nay, 14/9. Trực tiếp trên các xuất bản phẩm của Cơ quan Báo Đầu tư (www.baodautu.vn, www.vir.com.vn, www.tinnhanhchungkhoan.vn).
Phó chủ tịch thường trực UBNT tỉnh Phú Yên Nguyễn Chí Hiến, Ban Biên tập Báo Đầu tư chụp ảnh cùng các vị khách mời, doanh nghiệp dự buổi giao lưu
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên - ông Nguyễn Chí Hiến và Ban Biên tập Báo Đầu tư chụp ảnh cùng các vị khách mời, doanh nghiệp dự buổi giao lưu

Theo lãnh đạo tỉnh Phú Yên, buổi giao lưu là cơ hội để tỉnh giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Phú Yên, những chủ trương, chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp làm ăn lâu dài, ổn định tại vùng đất "giàu đẹp, bình yên" này.

Tiềm năng lớn: Là một trong số ít địa phương sở hữu những bãi biển cát trắng, trải dài hàng chục ki lô mét, trên 20 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, trong đó phải kể đến như Gành Đá Đĩa, Bãi Môn - Mũi Điện, Bãi Xếp, Vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan, Tháp Nhạn..., cùng với Khu kinh tế Nam Phú Yên với rất nhiều lợi thế như gần cảng Vũng Rô, sân bay nằm ngay bên cạnh…, Phú Yên là địa phương có rất nhiều tiềm năng để phát triển về du lịch, dịch vụ lẫn công nghiệp.

Ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên phát biểu khai mạc buổi giao lưu trực tuyến
Ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên phát biểu khai mạc buổi giao lưu trực tuyến

Hạ tầng khởi sắc: Trước đây, do địa lý bị cách trở bởi những ngọn đèo, nên Phú Yên chưa được nhiều nhà đầu tư chú ý đến so với các địa phương khác của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa.

Tuy nhiên, hiện nay, hầm Đèo Cả đã thông, hầm đèo Cù Mông cũng sẽ đưa vào khai thác trong năm 2018, Sân bay Tuy Hòa đã nâng cấp, các tuyến đường liên kết với vùng Tây Nguyên đã đầu tư xây dựng… đang tạo ra cú huých lớn cho Phú Yên thu hút những “đại bàng” về làm tổ để cất cánh.

Hạ tầng giao thông Phú Yên đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh
Hạ tầng giao thông Phú Yên đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh

"Đại bàng" làm tổ: Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Phú Yên năm 2018 được tổ chức đầu năm nay, đã có hàng chục nghìn tỷ đồng đăng ký đầu tư vào địa phương này. Có thể kể đến những con "đại bàng" tìm về đây làm tổ như Tập đoàn TH, Vietjet, Tín Thành, VinaCapital…

Với lợi thế hiện có, Phú Yên đủ sức hấp dẫn lớn với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, để kéo thêm những “con đại bàng” về làm tổ, thời gian qua, địa phương này đã không ngừng nỗ lực trong việc cải cách hành chính thông suốt, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư tốt nhất, để nhà đầu tư lớn có thể thấy rằng, Phú Yên là địa điểm lý tưởng để họ dừng chân.

Phương châm đồng hành: Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên cho biết, đến với Phú Yên, các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công và đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai, với phương châm “Thành công của nhà đầu tư, của doanh nghiệp chính là thành công của Phú Yên”.

Danh sách các lãnh đạo tỉnh, ngành, huyện, thị xã tham gia cuộc giao lưu:

+ Ông Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên

+ Ông Huỳnh Lữ Tân, Giám đốc Sở Xây dựng

+ Ông Võ Ngọc Kha, Chủ tịch UBND TP. Tuy Hòa

+ Ông Võ Đình Tiến, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa

+ Ông Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND huyện Tuy An

+ Ông Lâm Duy Dũng, Phó chủ tịch UBND TX Sông Cầu

+ Ông Lê Văn Thứ, Phó giám đốc phụ trách Sở Kế hoạch và Đầu tư

+ Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

+ Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó giám đốc Sở Công thương

+ Bà Lê Đào Anh Xuân, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường+ Ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

+ Ông Ngô Đình Thiện, Trưởng ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

+ Ông Lê Văn Thành, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên

+ Ông Lê Hữu Tình, Phó chủ tịch Hiệp hội nghề cá Phú Yên, Phó giám đốc Cty Thủy sản Đắc Lộc

+ Ông K.V.S.R Subbaiah, Tổng giám đốc Cty TNHH KCP Việt Nam

+ Ông Nguyễn Hào Hiệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc FirstReal (FIR)

 
09/14/2018 14:21

Nội dung buổi giao lưu:

 
09/14/2018 14:23

Nguyễn Duy Thắng, Thiên Minh Group, TP.HCM :

Chúng tôi muốn nghiên cứu đầu tư khu nghỉ dưỡng tại Phú Yên, xin Lãnh đạo tỉnh có thể giới thiệu một số địa điểm đã được quy hoạch phát triển lĩnh vực này?

Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Tỉnh Phú Yên ưu tiên kêu gọi đầu tư sản phẩm du lịch cao cấp (du lịch tàu biển, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch golf, vui chơi có thưởng…); khu vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch tắm biển, thể thao trên biển, trên cát… tại các khu vực ven vịnh Xuân Đài, bãi biển Từ Nham, đầm Cù Mông, bãi biển Bình Sa - An Bình Thạnh (thị xã Sông Cầu); bãi biển An Hải, đầm Ô Loan, bãi biển Phú Thường - Hòn Yến, bải súng (huyện Tuy An), bãi biển Tuy Hòa, núi Chóp Chài (TP. Tuy Hòa), Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh, Vũng Rô, các đảo: hòn Lao Mái Nhà; hòn Nưa, hòn Chùa; khu vực Cao nguyên Vân Hòa, hồ Trung tâm thị trấn Hai Riêng; các khu du lịch tắm khoáng bùn, nghỉ dưỡng và trị liệu tại khu nước khoáng Phú Sen, Lạc Sanh, Triêm Đức…

Thông tin liên quan đến quy hoạch được Tỉnh Phú Yên công bố rộng rãi trên website các nhà đầu tư có thể liên lạc trực tiếp Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh để được hướng dẫn thủ tục đầu tư.

 

Nguyễn Văn Thủy, 42 tuổi, doanh nhân, thị xã Sông Cầu, Phú Yên :

Để nâng tầm thương hiệu thủy sản Phú Yên, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp, tỉnh, Hiệp hội và doanh nghiệp cần làm gì? Xin cám ơn và chúc các vị sức khỏe.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên:

Các bên phối hợp xác định đối tượng chủ lực, sản phẩm đặc thù, trên cơ sở đó quy hoạch vùng sản xuất, khu bảo tồn; tổ chức sản xuất; xây dựng và phát triển, quảng bá, duy trì thương hiệu trên thị trường.

Hiện nay, Phú Yên đã có một số sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể như: Cá ngừ Phú Yên, Nước mắm Phú Yên; chỉ dẫn địa lý Sò huyết đầm Ô Loan; đồng thời đang lập dự án chỉ dẫn địa lý tôm Hùm bông Phú Yên, Chình bông Phú Yên và Công ty TNHH TS Đắc Lộc đang thực hiện nhiệm vụ khoa học để chứng nhận sản phẩm quốc gia: “tôm thẻ chân trắng nuôi bằng nước biển ven bờ”.

 
09/14/2018 14:29
Nguyễn Văn Hưng, tuổi 40, Đà Nẵng, nghề Du lịch :

Xin chào và cám ơn lãnh đạo tỉnh Phú Yên tham gia buổi đối thoại trực tuyến này. Tôi xin gửi tới lãnh đạo tỉnh và sở, ngành 3 câu hỏi. 

1. Chúng tôi muốn nghiên cứu đầu tư khu nghỉ dưỡng tại Phú Yên, xin lãnh đạo tỉnh có thể giới thiệu một số địa điểm đã được quy hoạch phát triển lĩnh vực này?

2. Tỉnh có quy hoach khu vực đầu tư khách sạn 3-5 sao không? Quy trình đầu tư như thế nào?

3. Vịnh Xuân Đài được du khách rất quan tâm, xin lãnh đạo tỉnh cho biết định hướng quy hoạch Vịnh Xuân đài tương lai thế nào?

Ông Huỳnh Lữ Tân, Giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên
:
1. Tỉnh Phú Yên đã có quy hoạch phát triển nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng theo nội dung quy hoạch phát triển du lịch của Tỉnh, đặc biệt là tại các huyện, thị xã ven biển; các địa phương có nhiều địa điểm quy hoạch du lịch là: huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc, huyện Đông Hòa nằm ở phía Nam và thành phố Tuy Hòa ở trung tâm của Tỉnh; ngoài ra tại một số địa phương có các địa điểm danh lam thắng cảnh và điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể khai thác du lịch nghỉ dưỡng và đã được lập quy hoạch cung xây dựng là: Đô thị Vân Hòa (thuộc huyện Sơn Hòa), đô thị Ô Loan (thuộc huyện Tuy An), đô thị La Hai (thuộc huyện Đồng Xuân)...
2. Căn cứ “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030”; Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; khách sạn từ 3-5 sao được quy hoạch đầu tư như sau: Tại TP Tuy Hòa, Tỉnh đã có quy hoạch phân chia khu vực đầu tư lĩnh vực thương mại và dịch vụ, trong đó có cả khu vực khách sạn cao tầng và các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ngoài ra các khu vực trung tâm thành phố có diện tích đất đủ lớn đáp ứng điều kiện về quy hoạch đô thị cũng khuyến khích đầu tư loại hình khách sạn đạt tiêu chuẩn.
 Tại thị xã Sông Cầu: Phát triển các cơ sở lưu trú cao cấp (khách sạn 4-5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt lập) tại phân khu Nam Từ Nham, bãi Ôm, bãi Bàng; du thuyền lưu trú trên mặt vịnh. Đầu tư phát triển cơ sở lưu trú phổ thông (khách sạn 1 - 3 sao, nhà nghỉ) tại phân khu Bắc Sông cầu, Nam Sông Cầu, Gành Đỏ - Bình Sa, Bắc Từ Nham.
 Ngoài ra tại các địa danh khác dọc ven biển tỉnh cũng đã và đang quy hoạch cụ thể về phát triển du lịch. Nhà đầu tư quan tâm có thể liên hệ trực tiếp Sở Xây dựng và các địa phương để có thông tin chi tiết.
 Về quy trình đầu tư, thực hiện theo Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn. Tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư tâm huyết, có tiềm lực khi đến với địa phương, với phương châm minh bạch và thân thiện.
Để hiểu hơn về thủ tục đầu tư, nhà đầu tư các thể liên hệ Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên để được hướng dẫn chi tiết. Chúng tôi luôn hoan nghênh và chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Phú Yên.
3. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030” tại Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 29/12/2017, UBND tỉnh đã tổ chức công bố Quy hoạch tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Phú Yên năm 2018 vào ngày 19/01/2018 và đã ban hành Kế hoạch số 143 ngày 05/7/2018 triển khai thực hiện Quy hoạch nêu trên. Theo đó tập trung triển khai các nội dung liên quan quy hoạch, xây dựng và phát triển khu du lịch: tổ chức xây dựng cơ chế chính sách; triển khai công tác quy hoạch (lập quy hoạch chung, phân khu chức năng, các quy hoạch chi tiết…); triển khai đầu tư các dự án (dự án hạ tầng du lịch thiết yếu: hệ thống giao thông, điện, nước; dự án đầu tư du lịch …) nhằm thực hiện mục tiêu chung là đến năm 2025, Vịnh Xuân Đài trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí của tỉnh, của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; là một điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch quốc gia, hình thành mối liên kết bổ trợ với các điểm đến khác trong vùng như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và khu vực Tây Nguyên.
Đến năm 2030, Vịnh Xuân Đài cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành Khu du lịch quốc gia. Trong đó, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch chủ yếu là: nghỉ dưỡng trên vịnh như du thuyền, nhà nổi; các khu nghỉ dưỡng đặc thù gắn với đá; các khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt lập trên bờ; tham quan, trải nghiệm trên vịnh gắn với các khu nuôi trồng thủy sản; ngắm cảnh hoàng hôn trên vịnh; du lịch thể thao, vui chơi giải trí trên vịnh, trên bờ; du lịch sinh thái lặn biển ngắm san hô, khám phá hệ sinh thái biển; du lịch văn hóa - lịch sử tham quan, tìm hiểu không gian văn hóa đá; tâm linh, tín ngưỡng; du lịch gắn với văn hóa ẩm thực, các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền thống.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên:

1.2. Tỉnh Phú Yên ưu tiên kêu gọi đầu tư sản phẩm du lịch cao cấp (du lịch tàu biển, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn 3  -5 sao, du lịch golf, vui chơi có thưởng…); khu vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch tắm biển, thể thao trên biển, trên cát… tại các khu vực ven vịnh Xuân Đài, bãi biển Từ Nham, đầm Cù Mông, bãi biển Bình Sa - An Bình Thạnh (thị xã Sông Cầu); bãi biển An Hải, đầm Ô Loan, bãi biển Phú Thường - hòn Yến, bải súng (huyện Tuy An), bãi biển Tuy Hòa, núi Chóp Chài (TP. Tuy Hòa), Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh, Vũng Rô, các đảo: hòn Lao Mái Nhà; hòn Nưa, hòn Chùa; khu vực Cao nguyên Vân Hòa, hồ Trung tâm thị trấn Hai Riêng; các khu du lịch tắm khoáng bùn, nghỉ dưỡng và trị liệu tại khu nước khoáng Phú Sen, Lạc Sanh, Triêm Đức…

Thông tin liên quan đến quy hoạch được Tỉnh Phú Yên công bố rộng rãi trên website các nhà đầu tư có thể liên lạc trực tiếp Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh để được hưỡng dẫn thủ tục đầu tư.

3. Quy hoạch Vịnh Xuân Đài

3.1. Mục tiêu phát triển

Đến năm 2025, vịnh Xuân Đài trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí của tỉnh, của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; là một điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch quốc gia, hình thành mối liên kết bổ trợ với các điểm đến khác trong vùng như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và khu vực Tây Nguyên. Đến năm 2030, vịnh Xuân Đài cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành Khu DLQG.

3.2. Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Phát triển thị trường khách du lịch

- Khách nội địa: Tập trung khai thác thị trường khách du lịch đến từ  Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các đô thị phía Bắc, các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và khách nội tỉnh; trong đó tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch cuối tuần, du lịch tham quan trải nghiệm trên vịnh, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.

- Khách quốc tế: Chú trọng thu hút thị trường khách Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Âu; Đông Bắc Á; Đông Nam Á qua các tỉnh Tây Nguyên; trong đó tập trung vào phân  khúc thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, khám phá, tìm hiểu văn hóa, lịch sử.

b)  Phát triển sản phẩm du lịch

- Các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch nghỉ dưỡng trên vịnh như du thuyền, nhà nổi (bungalow nổi); các khu nghỉ dưỡng đặc thù gắn với đá; các khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt lập trên bờ...; du lịch tham quan, trải nghiệm trên vịnh gắn với các khu nuôi trồng thủy sản; ngắm cảnh hoàng hôn trên vịnh...; du lịch thể thao, vui chơi giải trí trên vịnh, trên bờ; vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề như: công viên hải dương, công viên kỳ quan đá..., vui chơi giải trí, tổng hợp công nghệ cao...; Du lịch sinh thái lặn biển ngắm san hô, khám phá hệ sinh thái biển...; du lịch văn hóa - lịch sử tham quan, tìm hiểu không gian văn hóa đá; tâm linh, tín ngưỡng; du lịch gắn với văn hóa ẩm thực, các loại nước mắm và bánh truyền thống.

- Các sản phẩm du lịch bổ trợ: Du lịch cộng đồng; du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền thống: Lễ hội vịnh Xuân Đài, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội đua ngựa...; du lịch thương mại, công vụ; du lịch gắn với mua sắm đặc sản, hàng lưu niệm...

c) Tổ chức không gian phát triển du lịch

Theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg, ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia vịnh Xuân Đài, trong đó tập trung phát triển không gian du lịch trên mặt vịnh và 9 phân khu du lịch, gồm: Phân khu du lịch Bắc Từ Nham; phân khu du lịch cao cấp Nam Từ Nham; khu rừng du lịch sinh thái bán đảo Xuân Thịnh; phân khu nghỉ dưỡng Bãi Ôm; phân khu du lịch Bắc Sông Cầu (phường Xuân Yên, phường Xuân Phú); phân khu du lịch Nam Sông cầu (phường Xuân Thành); phân khu núi Dòng Bồ (phường Xuân Đài); phân khu du lịch tổng họp Gành Đỏ - Bình Sa; phân khu du lịch gành Đá Đĩa.

d) Phát triển các tuyến du lịch chủ yếu

- Tuyến du lịch nội khu tham quan trên vịnh kết nối đến các điểm du lịch, các khu nuôi trồng thủy sản...

- Tuyến du lịch nội tỉnh theo đường thủy và theo đường bộ kết nối với các khu, điểm du lịch ven biển và các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Phú Yên...

- Tuyến du lịch liên tỉnh và tuyến du lịch quốc gia.

đ) Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Cơ sở lưu trú: Phát triển các cơ sở lưu trú cao cấp (4-5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt lập) tại phân khu Nam Từ Nham, bãi Ôm, bãi Bàng…; du thuyền lưu trú trên mặt vịnh và cơ sở lưu trú phổ thông (1 - 3 sao, nhà nghỉ) tại phân khu Bắc Sông Cầu, Nam Sông Cầu, Gành Đỏ - Bình Sa, Bắc Từ Nham...

- Cơ sở ăn uống: Phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng cao cấp tại phân khu Bắc Từ Nham, Nam Từ Nham, bãi Ôm…; mô hình nhà hàng, khu ẩm thực, ăn uống ngoài trời tại trung tâm thị xã Sông cầu, phân khu Gành Đỏ - Bình Sa, gành Đá Đĩa...

- Hệ thống vui chơi giải trí: Phát triển khu vui chơi giải trí cao cấp tại phân khu Bắc Từ Nham, Nam Từ Nham, núi Mù U, núi Dòng Bồ…; khu vui chơi giải trí nội thị tại thị xã Sông cầu; khu cắm trại, dã ngoại tại khu rừng sinh thái bán đảo Xuân Thịnh, đảo Nhất Tự Sơn, Cù lao Ông Xá…

- Các điểm dừng chân, ngắm cảnh: Điểm dừng chân Astop; khu vực Biểu tượng bia di tích danh thắng vịnh Xuân Đài; cầu ông Cọp nối huyện Tuy An và thị xã Sông cầu; khu dốc Găng, dốc Gành Đỏ...

3.3. Định hướng đầu tư

- Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu DLQG, bao gồm: vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và các nguồn huy động hợp pháp khác. Trong đó ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu chức năng theo quy hoạch để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chất lượng cao.

- Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung; hỗ trợ xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu Khu DLQG, phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên (qua Phòng Quản lý du lịch – ĐT: 0257. 3893880; Email: [email protected]) hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Trân trọng cảm ơn!

 
Phạm Ngọc Vinh, Phú Yên:
Xin chào lãnh đạo Công ty Công nghiệp mía đường KCP, các ông đã kinh doanh tại Phú Yên đã được hơn 7 năm, ngoài hoạt động kinh doanh thuần túy, các ông có tính đến vấn đề cộng đồng và chia sẻ với đời sống cộng đồng hay không?
Ông K.V.S.R Subbaiah, Tổng giám đốc Cty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam
:

Trong những năm qua, KCP đã thực hiện đúng theo chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện nghiêm các quy định trong quá trình kinh doanh, làm việc với các bên có liên quan trên tinh thần lợi ích hài hòa cho cả đôi bên. Bên cạnh việc nộp 697 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, KCP đã đóng góp 49,7 tỷ đồng để phát triển nông thôn và xã hội từ thiện.

KCP cam kết bỏ ra 5% lợi nhuận hàng năm để phát triển nông thôn và xã hội từ thiện. KCP đã thành lập Quỹ phúc lợi mang tên tiến sĩ V.L Dutt – KCP với 15,56% tổng vốn điều lệ của công ty.

 
Nguyễn Văn Nga, 23 tuổi, Phú Yên :
Xin chào lãnh đạo Công ty Công nghiệp mía đường KCP. Tôi quê ở Đồng Xuân, Phú Yên và là kỹ sư cơ khí vừa tốt nghiệp Đại học Bách Khoa TP.HCM và muốn về quê làm việc. Xin hỏi, Công ty có tuyển nhân sự trong ngành này hay không? Các ông đánh giá như thế nào về nhân lực tại Phú Yên?
Ông K.V.S.R Subbaiah, Tổng giám đốc Cty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam:
Công ty có nhu cầu tuyển dụng cho nhà máy đường Sơn Hòa. Tương lai sau khi mở rộng nhà máy đường Đồng Xuân thì sẽ luân chuyển về làm việc tại nhà máy đường Đồng Xuân. Vui lòng liên hệ phòng tổ chức lao động công ty KCP với địa chỉ Mail: [email protected]
14:08 14/09/2018
Trịnh Văn Minh, Bình Định :
Tỉnh Phú Yên được đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, đến thời điểm này có nhà đầu tư nào tham gia lĩnh vực này chưa?
Ông Ngô Đình Thiện, Trưởng ban quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Phú Yên:
Đến thời điểm nay, tỉnh Phú Yên đã phê duyệt chủ trương đầu tư 10 dự án chăn nuôi bò, lợn; và đang tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận, nghiên cứu, khảo sát lập các dự án đầu tư chăn nuôi như: Trang trại chăn nuôi Bò sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Phú Yên thuộc Tập đoàn TH; Vùng nguyên liệu cho bò sữa của Công ty TNHH Sản xuất và Chế biến thức ăn gia súc Phú Yên; dự án Trang trại Bò sữa Organic của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc, Công ty TNHH SmartAgri Phú Yên...
14:07 14/09/2018
Đỗ Thành Công, 38 tuổi, Giám đốc Đầu tư Thành Nam Group :
Xin hỏi lãnh đạo tỉnh Phú Yên, đầu tư vào Khu kinh tế Nam Phú Yên có những ưu đãi đặc biệt gì? Xin cám ơn.
Ông Lê Văn Thành, Trưởng ban quản lý Khu Kinh tế Phú Yên:

Hiện nay, doanh nghiệp khi đầu tư vào Khu kinh tế Nam Phú Yên sẽ được hưởng những ưu đãi cụ thể:

1) Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp:

 a. Thuế suất ưu đãi được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp hoạt động có thu:

- Đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư vào Khu kinh tế được hưởng mức thuế suất 10% trong 15 năm.

 - Đối với phần thu nhập của doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định (giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường) được hưởng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động.

 b. Miễn, giảm thuế

- Được miễn tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo, được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.         

 2. Đối với Thuế giá trị gia tăng 

 a) Các đối tượng không chịu thuế:

- Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hành hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

-  Hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

- Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.

- Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

- Phần mềm máy tính.

b) Các đối tượng chịu mức thuế suất 0%:

- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế

- Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài

- Dịch vụcấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phát sinh

- Dịch vụ bưu chính viễn thông

- Sản phẩm là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến theo quy định của Chính phủ

c) Các đối tượng chịu mức thuế suất 5%:

- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt

- Phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng

- Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác

- Sản phẩm sản xuất bằng tay như: cói, tre, lá, rơm, vỏ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

- Đồ chơi trẻ em, sách các loại

3. Đối với Thuế xuất khẩu – Thuế nhập khẩu:

a) Các đối tượng không chịu thuế:

- Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác

b) Các đối tượng được miễn:

- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.

- Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài, hàng hóa đưa ra nước ngoài để gia công.

- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư.

- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài.

4. Đối với Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa bán vào khu phi thuế quan, hàng hóa mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

5. Đối với thuê đất, thuê mặt nước

a) Các đối tượng được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước:

- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước.

- Dự án sử dụng đất xây nhà chung cư cho công nhân ở các khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, cụ thể như sau:

* Dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được miễn 15 năm

 * Các dự án khác được miễn 11 năm

b) Đơn giá thuê đất: Đơn giá thuê đất của mỗi dự án được ổn định là 5 (năm) năm.

c) Thời gian thuê đất: Thời gian cho thuê đất tối đa 70 năm. 

6. Bên cạnh những ưu đãi theo quy định chung ấy, Ban Quản lý Khu kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình hoàn chỉnh các thủ tục đăng ký và triển khai dự án đầu tư. Đối với chủ đầu tư là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các thành viên gia đình của họ được cấp thị thực xuất, nhập cảnh có giá trị nhiều lần và có thời hạn phù hợp được cư trú, tạm trú có thời hạn trong Khu Kinh tế Nam Phú Yên.

Tóm lại, Khu kinh tế là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư.
 
Nguyên Phi, 30, chuyên gia BĐS - Trung tâm tư vấn BĐS Phát Lộc Land, Đà Nẵng :
Trong lĩnh vực bất động sản hiện nay tại Phú Yên, tỉnh định hướng kêu gọi đầu tư vào phân khúc nào?
Ông Huỳnh Lữ Tân, Giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên:

Với những lợi thế quỹ đất rộng lớn đã được quy hoạch, nhiều danh lam thắng cảnh, bãi biển dài và nhiều cảnh quan đẹp như Bãi Môn, Mũi Điện, Vịnh Xuân Đài…Phú Yên hoàn toàn là mảnh đất giàu tiềm năng với lĩnh vực bất động sản, nhất là bất động sản du lịch.

Với lĩnh vực bất động sản, tỉnh Phú Yên ưu tiên những nhà đầu tư có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính với các phân khúc nhà ở thương mại, nhà phố chuyên doanh, condotel, khách sạn cao cấp 4-5 sao, biệt thự nghỉ dưỡng, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê…

Đối với loại hình bất động sản là nhà ở (biệt thự - ô phố liền kề): Định hướng kêu gọi đầu tư vào phân khúc thị trường nhà ở trung bình và nhà ở xã hội, dạng chung cư giá rẻ cho các đối tượng thu nhập thấp.
 
Phạm Tiến Tùng, 37 tuổi, thương nhân:
Xin hỏi lãnh đạo Công ty Công nghiệp mía đường KCP, sự hỗ trợ của Phú Yên đối với Công ty như thế nào?
Ông K.V.S.R Subbaiah, Tổng giám đốc Cty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam
:

Các cấp chính quyền tỉnh Phú Yên đã hỗ trợ KCP trong quá trình di dời dự án từ tỉnh Thừa Thiên Huế, hỗ trợ thủ tục đầu tư để vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển, xây dựng đường giao thông và kéo điện lưới vào dự án.

14:17 14/09/2018
Hà Đình Thái, nhà báo :
Phú Yên có tiềm năng lớn phát triển năng lượng sạch, trong đó có điện mặt trời và điện gió, vậy tỉnh dự định kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này thế nào? Hiện nay, đã có nhà đầu tư nào nghiên cứu chưa? Xin cám ơn các ông.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó giám đốc Sở Công thương Phú Yên
:

Phú Yên là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển các dự án điện mặt trời và điện gió. Do đó, tỉnh luôn khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư vào tỉnh đầu tư phát triển các dự án điện mặt trời và điện gió với quy mô công suất và địa điểm phù hợp với các quy hoạch liên quan trên địa bàn.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh 17 nhà đầu tư đã được UBND tỉnh cho phép tiếp cận, nghiên cứu, khảo sát tổng cộng 19 dự án điện mặt trời và điện gió. Trong đó:

- Có 07 dự án điện mặt trời đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực (đến nay UBND tỉnh đã có quyết định chủ trương đầu tư 06 dự án).

- Có 01 dự án điện gió đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực.

14:15 14/09/2018
Ngọc Tân, Nhà báo, Đà Nẵng :
Chào anh Hiệp, tôi được biết First Real là nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản khi đã từng đầu tư thành công nhiều dự án với nhiều phân khúc bất động sản khác nhau trên cả nước như Đà Nẵng, Quảng Nam, Long An, Quảng Bình... Với kinh nghiệm của mình, theo anh, thị trường Bất động sản Phú Yên nên định hướng như thế nào để phù hợp với lợi thế của tỉnh và phát triển bền vững? Xin cảm ơn anh.
Ông Nguyễn Hào Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc First Real
:

Theo quan điểm cá nhân của tôi, phát triển bền vững phải hội tụ đầy đủ 3 yếu tố: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và trách nhiệm với xã hội. 

Để đưa thị trường bất động sản địa phương phát triển thịnh vượng đi đôi với bền vững môi trường và hòa nhập xã hội. Trong thời gian tới, bên cạnh chính sách mở cửa thu hút dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, Phú Yên còn cần lựa chọn những nhà đầu tư có uy tín trên thị trường. Bởi lẽ nếu nhà đầu tư tiềm lực kinh tế không đủ mạnh sẽ không thể đáp ứng được tiến độ cũng như cam kết mà chủ đầu tư đưa ra.

Cùng với đó, Phú Yên cần định hướng và khai thác phát triển du lịch địa phương có hiệu quả, đặc biệt là phải gắn liền với bảo vệ môi trường; bởi du lịch chính là đầu kéo trọng tâm thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Nếu yếu tố môi trường lại không được đề cao trong quá trình phát triển du lịch, sẽ gây ra hệ lụy rất lớn cho việc phát triển các ngành nghề khác trong tương lai, trong đó có bất động sản.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, địa phương cần ưu tiên các nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư tại Phú Yên quan tâm đến công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ cho cộng đồng. Bởi tất yếu việc phát triển kinh tế địa phương nhằm mục đích tạo cho người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn, sung túc hơn, ấm no hơn....
Ngoài ra, Phú Yên còn phải tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng 4.0, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình tăng trưởng kinh tế, tạo ra những giá trị bền vững.
 
Đàm Quang Trung, Công ty Phương Uyên :
Xin hỏi lãnh đạo các sở, ngành, nguồn nước phục vụ cho các khu vực đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp – Nông nghiệp công nghệ cao – Thủy sản thế nào? Xin cám ơn.
Bà Lê Đào An Xuân, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phú Yên là tỉnh có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào và có chất lượng cao. Trên địa bàn tỉnh có nhiều sông suối, mật độ tương đối dày, trung bình 0,5 km/km2.

Có 3 hệ thống sông lớn là sông Ba, sông Kỳ Lộ và sông Bàn Thạch (với tổng diện tích lưu vực 16.400 km2, tổng lượng dòng chảy 11,8 tỷ m3, đảm bảo nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của nhân  dân trong vùng).

Ngoài ra để đảm bảo phục vụ lĩnh vực nông nghiệp thì toàn tỉnh có 199 công trình thủy lợi (trong đó: 41 hồ chứa, 77 đập dâng, 81 trạm bơm các loại). Với tổng năng lực thiết kế khoảng 40.627 ha. Trong đó nổi bật là đập Đồng Cam với lưu vực 12.800 km2, Đập dâng dài 590m, chiều cao lớn nhất là 10m, thấp nhất là 3m. Có 2 tuyến kênh Bắc và Nam dài trên 70km; năng lực tưới cho 19.500 ha/vụ.

Tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có công trình hồ chứa nước Lỗ Chài để phục vụ cho hoạt động nông nghiệp tại khu vực này.

Diện tích mặt nước tại các vùng biển ven bờ, đầm, vịnh, cửa sông được tỉnh quy hoạch với tỷ lệ phù hợp để nuôi trồng thủy sản.

Tùy theo điều kiện từng vùng, khi nhà đầu tu chọn địa điểm thì tỉnh sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguồn nước.

 
Ông Huỳnh Lữ Tân (bên trái), Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên đang trả lời câu hỏi của nhà đầu tư
Ông Huỳnh Lữ Tân (bên trái), Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên đang trả lời câu hỏi của nhà đầu tư
 
Đinh Tuyến Dương, 35 tuổi, TX Sông Cầu :
Thị xã Sông Cầu hội tụ nhiều tiềm năng phát triển, vậy tỉnh có chiến lược kêu gọi đầu tư như thế nào để đưa Sông Cầu phát triển?
Ông Lâm Duy Dũng, Phó chủ tịch UBND Thị xã Sông Cầu
:

Thực hiện Nghị Quyết 07 của Ban thường vụ tỉnh ủy về lãnh đạo xây dựng và phát triển thị xã Sông Cầu lên đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh vào năm 2020. UBND thị xã Sông Cầu đã và đang tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đạt các tiêu chí theo hướng tập trung chỉnh trang đô thị, hoàn thành đồ án quy hoạch chung xây dựng thị xã đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; lập quy hoạch những khu vực cần tập trung như: Hai bên bờ sông Tam Giang, Trung tâm phường Xuân Đài, Xuân Yên, Xuân Phú, Xuân Thành, trung tâm xã Xuân Lộc và hai bên bờ Đầm Cù Mông.

Thị xã sẽ định hướng bố trí cảnh quan chủ đạo lấy Vịnh Xuân Đài và sông Tam Giang làm trung tâm, mở rộng không gian đô thị về hướng Bắc và Tây Bắc; nâng cấp mở rộng các trục đường chính đáp ứng đủ tiêu chí đường thông, hè thoáng nhằm tạo điểm nhấn, liên kết giữa các khu đô thị.

Riêng năm 2017 thị xã thực hiện năm trật tự xây dựng và văn minh đô thị; đồng thời xây dựng các phường nội thị đạt chuẩn phường văn minh đô thị. Năm nay thị xã tiếp tục đầu tư vốn toàn xã hội với 3.000 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2017.

Thị xã có cảnh quan thiên nhiên đẹp, bờ biển dài với nhiều đầm, vịnh và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia; nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú. Những điều kiện này đã giúp cho địa phương phát triển du lịch và thủy hải sản…

Thị xã luôn khuyến khích các nhà đầu tư phát triển du lịch. Thị xã phấn đấu đến năm 2020 đưa thương mại, dịch vụ và du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực. UBND thị xã tiếp tục tham mưu cho Thị ủy và UBND tỉnh đẩy nhanh Chương trình hành động đầu tư phát triển du lịch của thị xã giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể các nội dung, giải pháp được tỉnh xác định đối với quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài; phối hợp với tỉnh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, các điểm du lịch các điểm quy hoạch, liên kết các địa phương trong tỉnh, công ty du lịch để hình thành các tour du lịch đến thị xã.

Hiện nay Thị xã Sông Cầu đang hoàn tất thủ tục để công nhận là đô thị loại 3. Nơi đây hội tụ nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch, trong đó phải kể đến Vịnh Xuân Đài một trong những Vịnh đẹp của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030”.

Với định hướng đó, chúng tôi cùng với tỉnh đã và đang quy hoạch để thu hút các dòng vốn đầu tư phù hợp với định hướng phát triển phấn đấu đến năm 2030 thị xã Sông Cầu với trọng tâm là khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài, là điểm nhấn sẽ trở thành một thành phố du lịch, điểm đến quan trọng đối với du khách trong và nước ngoài.

 
Danh thắng vịnh Xuân Đài, tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Phú Yên.
Danh thắng vịnh Xuân Đài, tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Phú Yên.
 
Lê Văn Quân, 39 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn Xây dựng T&Q - T&Q Holding, Hà Nội :
Kính chào lãnh đạo tỉnh Phú Yên, đầu tiên tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ đến các đồng chí lãnh đạo có mặt tại buổi toạ đàm trực tuyến hôm nay. Tôi là Lê Văn Quân, Tổng giám đốc Công ty T&Q Holding. Tôi xin được đặt câu hỏi như sau: Xin lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho biết định hướng quy hoạch TP. Tuy Hòa và lợi thế đặc biệt của TP. Tuy Hòa? Những chiến lược phát triển kinh tế gì để tận dụng sự đặc biệt này? Xin cảm ơn!
Ông Huỳnh Lữ Tân, Giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên
:

1. Về định hướng quy hoạch TP. Tuy Hòa và lợi thế đặc biệt của TP. Tuy Hòa.

Thành phố Tuy Hòa hiện nay là đô thị loại II thuộc tỉnh, đang phấn đấu trở thành đô thị loại I trước năm 2025, đáp ứng được vai trò, vị trí trung tâm du lịch, dịch vụ trong khu vực, là cửa ngõ hướng Đông để phát triển vùng Tây Nguyên, là điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển vùng các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.

Với vai trò được ví là cánh cửa đón khách của tỉnh Phú Yên, thành phố Tuy Hòa đã quy hoạch và định hướng phát triển đô thị chia làm 2 khu vực chính:

Phía Bắc sông Đà Rằng: Được quy hoạch là trung tâm hành chính, trung tâm công cộng, trung tâm thương mại truyền thống, dịch vụ du lịch, công viên vườn hoa cây xanh, các khu dân cư hiện có và một phần phát triển về phía Tây dọc QL25 đến QL1A (mới).

Phía Nam sông Đà Rằng: Hình thành khu đô thị mới Nam thành phố Tuy Hòa, quy mô diện tích 394,06ha, với các chức năng chính: trung tâm thương mại – tài chính, trung tâm tri thức và khu dân cư đô thị mới; hình thành Cụm công nghiệp hàng không Tuy Hòa (quy mô 839ha), trong đó: Cụm Cảng hàng không Tuy Hòa (diện tích 697ha) và khu công nghệ cao (diện tích 139ha); khu dân cư hiện có tại phường Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông:

Về quy hoạch phát triển các khu chức năng chính: Đầu  tư kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại chỉnh trang đô thị, phân khu chức năng sắp xếp lại các khu dân cư hợp lý. Hình thành khu hành chính tập trung ở trung tâm thành phố Tuy Hòa và từng bước cải tạo các cơ sở hành chính dọc đường Lê Duẩn thành khu vực thương mại dịch vụ;

Từng bước đầu tư khu vực ven biển thành phố từ cửa biển Đà Diễn đến Long Thủy thành khu vực giải trí, dịch vụ biển cao cấp để thu hút du lịch và kích thích các dự án du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản cao cấp, tận dụng lợi thế biển để từng bước hình thành đô thị biển.

Phát triển không gian đô thị về phía Tây để tạo ra các không gian ở đáp ứng nhu cầu ở của cư dân đô thị và từng bước hình thành các khu đô thị dọc hai bên bờ Sông Ba để tận dụng lợi thế cảnh quan để phát triển đô thị sinh thái.

Phát triển đô thị khu vực Ngọc Lãng để hình thành khu đô thị sinh thái cao cấp kết hợp với bảo tồn các giá trị truyền thống của Làng nghề trông hoa, trồng rau trong đô thị.
 
Trần Thanh Bình, doanh nhân :
Xin hỏi lãnh đạo tỉnh Phú Yên, điều kiện thổ nhưỡng của Phú Yên có thể phát triển loại cây gì? Ở vùng sâu và vùng xa tỉnh có hỗ trợ gì không? Xin cám ơn.
Ông Ngô Đình Thiện, Trưởng ban quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Phú Yên:

 A. Về điều kiện thổ nhưỡng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên:

- Theo điều tra, khảo sát: Ba loại đất quan trọng của Khu là đất xám trên đá mácma axít, đất xám và đất vàng đỏ trên đá mácma axít, chiếm gần 92%.

+ Đất xám trên đá mácma axít phân bố trên dạng địa hình bậc thềm cao ven chân núi, độ dốc dưới 150, tầng dày đất trên 50 cm chiếm 50% diện tích. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua đến chua vừa, hàm lượng dinh dưỡng đạt mức trung bình đến khá, thích hợp cho các cây trồng cạn.

+ Đất xám phân bố tập trung vùng thung lũng phía Nam và Đông Nam, nơi có địa hình tương đối thấp, độ dốc dưới 80 và tầng dày trên 70 cm. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho lúa cũng như cây trồng cạn khác.

+ Đất vàng đỏ trên đá mácma axít phân bố tập trung ở vùng núi phía Bắc, độ dốc trên 150, tầng dày đất phổ biến ở 50-70 cm. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua, hàm lượng dinh dưỡng tầng mặt thấp, ít thích hợp cho cây nông nghiệp, khả năng phát triển rừng cao.

- Nguồn nước: Đập dâng nước hồ Lỗ Chài 1 với dung tích 266.000 m3, cung cấp nước qua hệ thống đường ống HDPE, đảm bảo nước tưới (theo quy trình tưới tiết kiệm công nghệ cao); ngoài ra còn có Nguồn nước từ kênh N1, hệ thống thuỷ nông Đồng Cam nằm phía Nam phục vụ cho Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng, lượng mưa thuộc diện trung bình, nhưng thường có chế độ mưa lũ dữ dội: Nhiệt độ trung bình năm 26,50C, cao nhất tháng 6,7 đạt tới 28-290C, thấp nhất tháng 1 đạt 21-220C; Tổng số giờ nắng đạt 2.450 giờ/năm, nắng nhiều nhất là tháng 5 và thấp nhất là tháng 11; Lượng mưa trung bình năm 1.800 mm, chia thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 75% lượng mưa năm, tập trung chính vào tháng 10 và 11 và mùa khô 8 tháng còn lại, khô nhất là tháng 2 và 3 chỉ 2% lượng mưa năm; Lượng bốc hơi trung bình năm 1.337 mm, các tháng lượng bốc hơi thấp là từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, thấp dưới 80% là các tháng 4 đến tháng 8; Vận tốc gió trung bình năm là 2,5 m/s, tốc độ gió thực tế lớn nhất quan trắc được 44 m/s năm 1993. Chế độ gió thịnh hành chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa đông thịnh hành một trong ba hướng chính là Bắc, Đông Bắc và Đông; tương ứng mùa hạ hai hướng là Tây và Tây Nam.

B. Ở vùng sâu và vùng xa tỉnh có hỗ trợ gì không?
Việc hỗ trợ ở vùng sâu và vùng xa, thực hiện theo các quy định của Chính phủ như:
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2014. Theo đó: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên thuộc xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
- Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ;
- Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước và quy định trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
 
Lý Vi Hiền, TP.HCM :
Thật sự tôi rất bất ngờ vì lần đầu có một tỉnh đứng ra giao lưu trực tuyến với rộng rãi nhà đầu tư. Đây là cơ hội rất tốt cho chúng tôi, vì chúng tôi ít có điều kiện để đi tham dự các cuộc xúc tiến đầu tư của các địa phương. Qua đây, tôi xin hỏi lãnh đạo tỉnh Phú Yên, thời gian cấp phép thành lập doanh nghiệp mới mất mấy ngày, tỉnh có chính sách ưu đãi gì và ưu đãi lĩnh vực nào với các nhà đầu tư? Xin cám ơn và chúc các vị sức khỏe.
Ông Lê Văn Thứ, Phó giám đốc phụ trách Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên:

1. Về thời gian cấp phép thành lập doanh nghiệp mới: Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Tuy nhiên, ngày 26/6/2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông báo số 35/TB-SKHĐT v/v Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Sở. Theo đó, thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập mới là 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

2. Về chính sách ưu đãi đầu tư: Ngoài việc áp dụng tối đa các cơ chế, chính sách và các quy định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư, để thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, trong các lĩnh vực:

- Đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp: áp dụng theo Quyết định số 77/2016/QĐ-UBND ngày 6/12/2016 của UBND tỉnh về quy định chính sách ưu đãi đối với các dự án xã hội hóa. Theo đó: Miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê.

- Đối với các Khu công nghiệp: Áp dụng theo Quyết định số 2159/2008/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 về Quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Đối với Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Áp dụng theo Quyết định số 62/2017/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 về quy định Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên.

 
Hoàng Bình Minh Quân, Dĩ An, Bình Dương :
Chúng tôi là nhà đầu tư nước ngoài, vậy thủ tục để tiếp cận và nghiên cứu đầu tư tại tỉnh như thế nào? Chúng tôi làm việc đầu tiên qua đơn vị nào?
Ông Lê Văn Thứ, Phó giám đốc phụ trách Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên
:

- Đối với các dự án ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp, khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư.  nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân và tổ chức), có thể tìm hiểu nội dung thủ tục đầu tư tại trang website: http://phuyendpi.phuyen.gov.vn/wps/portal/phuyendpi/ hoặc trực tiếp đến tại Bộ phận một cửa, một cửa liên thông hiện đại - Sở Kế hoạch và Đầu tư (số 02A Điện Biên Phủ, phường 7, Tp.Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên) để được hướng dẫn cụ thể.

- Đối với các dự án trong Khu kinh tế, khu công nghiệp: Ban quản lý Khu kinh tế là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân và tổ chức) có thể truy cập vào website của Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên tại địa chỉ: http://bqlkkt.phuyen.gov.vn/ hoặc trực tiếp liên hệ với BQL Khu kinh tế Phú Yên theo địa chỉ 353 Trần Hưng Đạo, TP Tuy Hoà (ĐT 0257.3828720) để được hướng dẫn, hoặc trực tiếp liên hệ với Trung tâm hỗ trợ và tư vấn đầu tư thuộc BQL Khu kinh tế tỉnh Phú Yên theo địa chỉ 175 Trần Hưng Đạo, TP Tuy Hoà.

- Đối với các dự án trong khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Ban quản lý khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân và tổ chức) có thể truy cập vào website http://ahtp.phuyen.gov.vn/ trực tiếp liên hệ với Ban quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên;  Địa chỉ: 159 Đường Lạc Long Quân, P. Phú Lâm, TP.Tuy Hòa.

 
Danh thắng Gành Đá Đĩa
Danh thắng Gành Đá Đĩa
 
Nguyễn Thanh Bình, Công ty Xây dựng và tư vấn thiết kế Pacific :
Xin hỏi, đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng đô thị tại Phú Yên, tỉnh yêu cầu nhà đầu tư đáp ứng những điều kiện gì?
Ông Huỳnh Lữ Tân, Giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên:

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị khuyến khích kêu gọi đầu tư, gồm: Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, cấp, thoát nước, cấp năng lượng, điện - chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, chuẩn bị kỹ thuật, môi trường đô thị cây xanh, công viên, xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa địa, nghĩa trang đô thị ...

Việc Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng đô thị tại Phú Yên, yêu cầu khi đầu tư dự án phải phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 665/QĐ-TTg ngày 31/5/2018; phù hợp với quy hoạch xây dựng và các quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhà đầu tư phải đảm bảo điều kiện năng lực kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị, đảm bảo điều kiện về tài chính để đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch và trình tự xây dựng phải thống nhất. Ưu tiên đầu tư các dự án tỉnh đang kêu gọi đầu tư theo Quyết định 1311/QĐ-UBND ngày 03/7/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Để có thêm thông tin cụ thể về dự án hạ tầng và lĩnh vực cần đầu tư, đề nghị quý bạn đọc liên hệ Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Xây dựng để được cung cấp thêm các thông tin cần thiết.
 
09/14/2018 15:04
Uyên Nhi, Nhà đầu tư, TP HCM :
Xin hỏi ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch. Chúng tôi quan tâm đến khu bãi biển thôn Bình Thạnh (qua khỏi địa phận Tuy An, bên tay phải Quốc lộ 1 A có bãi biển), xin hỏi khu vực này đã có nhà đầu tư chưa? 
Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên:

Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg, ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030; thì khu vực bạn hỏi là Phân khu du lịch tổng họp Gành Đỏ - Bình Sa (phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu); Phát triển du lịch biển tổng hợp kết hợp với tham quan làng nghề truyền thống. Đây là trong 9 phân khu của vịnh Xuân Đài gồm:

+ Không gian du lịch trên mặt vịnh: Là khu vực trọng tâm để tổ chức phát triển các hoạt động du lịch gắn với mặt nước trong lòng Vịnh Xuân Đài (ngắm cảnh, vui chơi giải trí, thể thao, khám phá, ẩm thực...).

+ Phân khu du lịch Bắc Từ Nham (thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao  trên vịnh, thể thao trên cát.

+ Phân khu du lịch cao cấp Nam Từ Nham (thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông cầu): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao cao cấp.

+ Khu rừng sinh thái (bán đảo Xuân Thịnh, thị xã Sông cầu): Phát triển thành khu cảnh quan, tổ chức các hoạt động leo núi, cắm trại, dã ngoại...

+ Phân khu nghỉ dưỡng Bãi Ôm (thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, lặn ngắm san hô.

+ Phân khu du lịch Bắc Sông Cầu (phường Xuân Yên, phường Xuân Phú, thị xã Sông Cầu): Hình thành trung tâm đón tiếp, phân phối khách cho toàn bộ Khu du lịch Vịnh Xuân Đài; phát triển thương mại dịch vụ du lịch, hoạt động  vui chơi giải trí, thể thao gắn với đô thị Sông Cầu.

+ Phân khu du lịch Nam Sông cầu (phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu): Phát triển công viên văn hóa, thể thao, khám phá.

+ Phân khu núi Dòng Bồ (phường Xuân Đài, thị xã Sông cầu): Phát triển công viên vui chơi giải trí công nghệ cao.

+ Phân khu du lịch tổng họp Gành Đỏ - Bình Sa (phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu); Phát triển du lịch biển tổng hợp kết hợp với tham quan làng nghề truyền thống.

+ Phân khu du lịch Gành Đá Đĩa (xã An Ninh Đông, huyện Tuy An): Phát triển du lịch tham quan, du lịch văn hóa, trải nghiệm và nghỉ dưỡng cộng đồng.

Hiện bây giờ đang có một số nhà đầu tư đang nghiên cứu để xin đầu tư. Bạn có đi khảo sát thực tế hoặc liên hệ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên để biết thêm thông tin.

 
Ông Lê Văn Thứ (trái), Phó giám đốc phụ trách Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Yên trả lời câu hỏi của nhà đầu tư
Ông Lê Văn Thứ (trái), Phó giám đốc phụ trách Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Yên trả lời câu hỏi của nhà đầu tư
 
Lê Tuấn Dũng, thị xã Sông Cầu, Phú Yên:
Xin chào lãnh đạo Công ty Đắc Lộc. Là người địa phương, tôi rất vui mừng với sự phát triển của Công ty, đóng góp cho tỉnh nhà và giúp giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho bà con và người lao động. Xin hỏi lãnh đạo Công ty, Đắc Lộc có dự định gì trong tương lai? Để làm đươc điều đó, Công ty cần địa phương hỗ trợ những gì?
Ông Lê Hữu Tình, Phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Phó giám đốc Công ty Thủy sản Đắc Lộc:

Chặng đường phát triển thời gian qua của Đắc Lộc cơ bản đi theo đúng lộ trình. Con đường phía trước còn rất dài, với rất nhiều thách thức và cũng nhiều cơ hội đặt ra cho Đắc Lộc. Đắc Lộc tin rằng, sự ủng hộ tận tình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên dành cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và Đắc Lộc nói riêng sẽ là động lực lớn để doanh nghiệp vươn lên tầm cao mới, xứng đáng là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hàng đầu của địa phương và khu vực.

Chúng tôi luôn khát vọng đưa Phú Yên trở thành một thương hiệu lớn của cả nước về nuôi trồng thủy sản, là cái nôi của việc cung cấp con giống thủy sản của Việt Nam. Khát vọng đó có thành hiện thực hay không không chỉ mỗi Đắc Lộc là đủ, mà cần sự liên kết của cộng đồng doanh nghiệp cùng lĩnh vực tại Phú Yên và tâm huyết của mỗi người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là chiến lược trọng điểm của Phú Yên.

 
Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên (bên trái) trả lời câu hỏi của nhà đầu tư
Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên (bên trái) trả lời câu hỏi của nhà đầu tư
 

15:00 14/09/2018

Thùy Dương, Nhà đầu tư, TP HCM :
Công ty chúng tôi quan tâm đến đầu tư dịch vụ du lịch trên 1 hòn đảo có diện tích lớn hơn 3 ha, xin hỏi tỉnh Phú Yên có còn cơ hội nào cho dự án này hay không?
Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên:

Hiện Phú Yên có một số hòn đảo diện tích 3ha trở lên, cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi tiếng như: Hòn Lao Mái nhà, Hòn Chùa, Hòn Nưa.

Các khu vực này UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt quy hoạch, quyết định chủ trương đầu tư, cho tiếp cận. Vì vậy bạn có thể nghiên cứu một số khu vực ven vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, bãi biển Bình Sa - An Bình Thạnh (thị xã Sông Cầu); bãi biển An Hải, đầm Ô Loan, bãi biển Tuy Hòa…

Để nắm thêm thông tin, bạn có thể liên hệ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên (qua Phòng Quản lý du lịch – ĐT: 0257. 3893880; Email: [email protected]) hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên. Trân trọng cảm ơn!

 
09/14/2018 15:16
Nguyễn Đức Bằng, doanh nhân, Hà Nội :
Xin hỏi lãnh đạo tỉnh Phú Yên, tỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh như thế nào? Xin cám ơn.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó giám đốc Sở Công thương Phú Yên:

Theo Quyết định số 2549/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì công nghiệp tỉnh tập trung phát triển các ngành chủ yếu sau:

1. Công nghiệp chế biến, chế tạo:

1.1. Nhóm ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản, đồ uống:

- Kêu gọi đầu tư mới một số nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu; chế biến thủy sản đóng hộp; chế biến thịt gia súc, gia cầm,... với công suất phù hợp gắn với đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu.

- Tiếp tục gọi vốn đầu tư các nhà máy: Sản xuất thực phẩm ăn liền; Chế biến thức ăn nhanh; Chế biến bột dinh dưỡng; Chế biến sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ, rau củ quả... sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương và vùng phụ cận...

- Tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư nâng công suất các nhà máy bia. Khuyến khích đầu tư các nhà máy: chế biến sữa; sản xuất nước giải khát từ các loại quả, nước sữa từ các loại đậu, nước uống bổ dưỡng từ cây dược liệu… có công nghệ tiên tiến, hiện đại với quy mô phù hợp.

1.2. Nhóm ngành công nghiệp hóa chất:

- Khuyến khích đầu tư các dự án: Bào chế thuốc đạt chuẩn GMP; sản xuất nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu hóa dược vô cơ, tá dược, thảo dược... gắn với phát triển vùng trồng cây dược liệu phù hợp.

- Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất ethanol để phục vụ yêu cầu sản xuất xăng sinh học E5 và E10.

- Khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm từ cao su; sản xuất các sản phẩm từ vật liệu Compozite; nhựa tổng hợp...

1.3. Nhóm ngành công nghiệp dệt may, giày dép:

Khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở may công nghiệp, sản xuất giày dép với công nghệ hiện đại và sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành dệt, may, giày dép nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa.

1.4. Nhóm ngành cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin:

- Công nghiệp cơ khí: Khuyến khích đầu tư các dự án lắp ráp ô tô, xe tải,… Phát triển ngành cơ khí phụ trợ, sản xuất động cơ thế hệ mới, sản xuất thiết bị cơ khí chính xác; máy động lực, thiết bị phục vụ cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch, bảo quản và thiết bị chế biến sau thu hoạch… 

- Công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, kinh tế số: Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ số… để đáp ứng sự phát triển nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích đầu tư sản xuất các thiết bị linh kiện điện tử, thiết bị ngoại vi, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động hóa…; ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, nội dung số, vi mạch, dịch vụ công nghệ thông tin…

2. Công nghiệp khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng:

- Tích cực kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản có giá trị kinh tế theo công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường với quy mô hợp lý. 

- Khuyến khích đầu tư sản xuất các loại vật liệu cơ bản: vật liệu xây không nung, cấu kiện bê tông, vật liệu lợp, vật liệu trang trí và các loại vật liệu mới…

3. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện
- Đối với nguồn phát điện: Triển khai đầu tư các dự án năng lượng mới; năng lượng tái tạo,... theo quy hoạch.

- Đối với hệ thống lưới điện: Tiếp tục đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện theo quy hoạch để đạt tiêu chí N-1 và đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh.

4. Công nghiệp hỗ trợ

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành: dệt may, giày dép; lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo; điện tử, tin học và công nghiệp công nghệ cao.

 
Nguyễn Hoa Dương, 33 tuổi, TP. Tuy Hòa, Phú Yên :
Xin hỏi lãnh đạo Công ty Đắc Lộc, Công ty làm gì để quảng bá hình ảnh Phú Yên ra bên ngoài, nhất là trong lĩnh vực thủy sản? Bởi tôi thấy, nhiều doanh nghiệp thủy sản khác khi nhắc tới thường gắn liền với địa phương, như Bến Tre, An Giang, Sao Mai, Đông Hải..., còn nhắc đến Đắc Lộc, ít ai biết đến là doanh nghiệp của Phú Yên. Xin cám ơn.
Ông Lê Hữu Tình, Phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Phó giám đốc Công ty Thủy sản Đắc Lộc:

Theo tôi, doanh nghiệp và địa phương cần phối hợp xác định đối tượng sản phẩm chủ lực, trên cơ sở đó, quy hoạch vùng sản xuất, khu bảo tồn, tổ chức sản xuất, xây dựng và phát triển quảng bá, duy trì thương hiệu trên thị trường.

Hiện nay Phú Yên đã có một số sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể như: cá ngừ Phú Yên, nước mắm Phú Yên, tôm hùm Phú Yên... Và Công ty thủy sản Đắc Lộc đang thực hiện nhiệm vụ khoa học để chứng nhận sản phẩm quốc gia, tôm thẻ chân trắng nuôi bằng nước biển ven bờ.

 
Phú Yên nổi tiếng về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Phú Yên nổi tiếng về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
 
Mai Văn Minh, TP.HCM :
Chúng tôi được biết Phú Yên đang đề xuất kêu gọi đầu tư Trường đua ngựa có thưởng, xin Lãnh đạo tỉnh nói rõ hơn về dự án này?
Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên:

Phú Yên vừa có văn bản xin ý kiến một số bộ, ngành để trình Thủ tướng chấp thuận chủ trương bổ sung chức năng cho dự án Trường đua ngựa Phú Yên. Theo đó, tỉnh Phú Yên muốn dự án Trường đua ngựa có thêm chức năng "tổ chức các cuộc đua chó, đua ngựa có cá cược".

Dự án Trường đua ngựa Phú Yên do Công ty TNHH MTV Trường đua ngựa Phú Yên làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2016. Tổng mức đầu tư dự kiến dự án khoảng 100 triệu USD thuộc xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Tổng diện tích sử dụng dự án khoảng hơn 82 ha mặt đất và 13 ha mặt biển, với quy mô gồm sân vận động, khán đài, đường đua ngựa và đua chó (50 ha); khu nuôi, huấn luyện ngựa và đua chó, khu chăn nuôi, đường chạy để tập luyện, phòng thú y và chăm sóc cho ngựa, chó khoảng (10 ha), khu dịch vụ, nhà điều hành, câu lạc bộ khoảng (10 ha); hạ tầng cảnh quan (12 ha).

Tổng vốn đầu tư: 100 triệu USD; Tiến độ thực hiện dự án: Giai đoạn 1: Thực hiện trong năm 2017: Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; lập và trình phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; xây dựng hạ tầng: Điện, nước, cây xanh,...; đầu tư xây dựng khu chăn nuôi và huấn luyện ngựa, chó; đầu tư xây dựng khu dịch vụ du lịch sinh thái và khởi công xây dựng trường đua.

Giai đoạn 2: Từ năm 2018 đến tháng 3/2019: Đầu tư xây dựng hoàn thành Trường đua và các hạng mục còn lại theo Đồ án quy hoạch được duyệt.

* Tình hình triển khai dự án:

Dự án đã được UBND Tỉnh thỏa thuận địa điểm thực hiện dự án (tại Thông báo số 195/TB-UBND ngày 27/3/2017), được Sở Xây dựng cấp Giấy phép quy hoạch (số 10/GPQH ngày 20/4/2017). Hiện Nhà đầu tư đã hoàn thành công tác rà phá bom mìn khu vực dự án và đang phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để triển khai các công việc tiếp theo: Công tác bồi thường, GPMB; khảo sát đo đạc địa hình và lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập quy hoạch chi tiết xây dựng dự án.

Song song với việc hoàn tất các thủ tục đầu tư, Nhà đầu tư đang trình hồ sơ điều chỉnh bổ sung mục tiêu kinh doanh đua ngựa, đua chó có cá cược và điều chỉnh một số nội dung về quy mô dự án. Hiện Bộ kế hoạch và Đầu tư đang thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tổng vốn đầu tư giải ngân lũy kế đến nay là 10 tỷ đồng.

* Hạn chế, vướng mắc: Chưa hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư; Nhà đầu tư chưa thực hiện cam kết với Tỉnh như ký quỹ đầu tư, ký quỹ đền bù giải phóng mặt bằng (5 triệu USD).

* Giải pháp trong thời gian đến: Đôn đốc Nhà đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định; triển khai thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký.

 
Lãnh đạo doanh nghiệp và sở, ngành Phú Yên trả lời câu hỏi của độc giả
Lãnh đạo doanh nghiệp và sở, ngành Phú Yên trả lời câu hỏi của độc giả
 
09/14/2018 15:23
Hoàng Minh Tuấn, Nha Trang :
Xin chào Quý lãnh đạo tỉnh Phú Yên, Công ty chúng tôi muốn đầu tư du lịch nghỉ dưỡng ở Bãi gốc (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) với diện tích khoảng 20 ha. Không biết dự án này đã có nhà đầu tư chưa và nếu chúng tôi muốn đầu tư thì thủ tục như thế nào?
Ông Võ Đình Tiến, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa
:
Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế nam Phú Yên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 23/10/2009). Khu vực Bãi Gốc, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa được Quy hoạch đầu tư cảng biển Bãi Gốc với diện tích 134 ha, gắn với Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm, diện tích 1.080 ha. Do vậy, tại khu vực này không quy hoạch để đầu tư du lịch nghỉ dưỡng.
Trường hợp bạn quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển một khu du lịch nghỉ dưỡng tại các khu vực khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đề nghị liên hệ Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu kinh tế Phú Yên để được cung cấp thêm các thông tin về các dự án đang kêu gọi đầu tư.
Trân trọng cám ơn.
15:04 14/09/2018
Lương Anh Tuấn, kiến trúc sư, Công ty Xây dựng Hòa Bình:
Tuy An và Đông Hòa, Phú Hòa được đánh giá là vệ tinh của TP. Tuy Hòa, vậy định hướng quy hoạch có gì đặc biệt?
Ông Huỳnh Lữ Tân, Giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên:

Ba địa phương trên là vùng phụ cận của thành phố Tuy Hòa, theo định hướng phát triển khi đáp ứng tiêu chí đô thị loại I, thành phố Tuy Hòa cần có sự điều chỉnh về địa giới hành chính liên quan đến khu vực giáp ranh với ba địa phương này. Vì vậy, phát triển đô thị của Tuy An, Đông Hòa, Phú Hòa gắn liền với định hướng phát  triển đô thị của thành phố Tuy Hòa. Đồng thời, chức năng đô thị và nông thôn có sự bổ trợ cho nhau rất mật thiết.

Theo Quyết định 328/QĐ-UBND Kế hoạch phát triển đô thị Phú Yên 2016 - 2020 thì đô thị Đông Hòa (huyện Đông Hòa) song song với việc đầu tư xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên, tiếp tục đầu tư vào 02 thị trấn (Hòa Vinh và Hòa Hiệp Trung) để đến năm 2019 đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và dần tiến tới chuyển đổi cấp quản lý hành chính (thành lập đô thị toàn huyện - thị xã Đông Hòa).

Huyện Tuy An tiếp tục đầu tư để saunăm 2020 đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

Đối với huyện Phú Hòa, tập trung phát triển các xã Hòa An, Hòa Trị theo định hướng thành các đô thị liền kề của thành phố Tuy Hòa.
 
à Lê Đào An Xuân, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên trả lời câu hỏi của nhà đầu tư
Bà Lê Đào An Xuân, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên trả lời câu hỏi của nhà đầu tư
 
09/14/2018 15:25
Thi Anh Nguyen, Quản lý công ty Lữ hành. 43 tuổi đến từ Đà Nẵng. :

Gửi Sở VH, TT & DL tỉnh Phú Yên, là một đơn vị chyên về lữ hành và khai thác các tuyến du lịch nội địa, tôi muốn hỏi Sở một số câu hỏi như sau và mong nhận được những giải đáp:

1)Phú Yên có gì đặc biệt để thu hút du khách, giữ du khách lưu trú lâu hơn?

2) Điều kiện lưu trú tại Phú Yên hiện nay ra sao? Tương lai có gì đặc biệt?

3) Chúng tôi rất quan tâm đến văn hóa dân gian, vậy Phú Yên có những nét văn hóa nào đặc trưng? Trong năm có những lễ hội nào để gìn giữ nét văn hóa đó? Xin cám ơn.

Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên:

1) Phú Yên có gì đặc biệt để thu hút du khách, giữ du khách lưu trú lâu hơn?

1. Phú Yên tập trung phát triển một số điểm đến đặc trưng mà du khách có thể tham quan như:

(1) Khu danh thắng quốc gia gành Đá Đĩa: Gành Đá Đĩa có chiều rộng khoảng 50m và trải dài hơn 200m (năm 2018 tiếp tục bốc dỡ phần phát lộ mới), là một thắng cảnh thiên tạo hiếm thấy. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau nên mới có tên gọi là gành Đá Đĩa. Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đá ở gành Đá Đĩa là loại đá bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách nay hàng triệu năm. Bên cạnh gành Đá Đĩa có một bãi biển dài khoảng 3 km, cát trắng mịn, sạch và nước biển luôn trong xanh là điều kiện tốt để hình thành một khu nghỉ dưỡng biển.

(2) Khu du lịch quốc gia vịnh Xuân ĐàiVịnh Xuân Đài nằm cách TP Tuy Hoà khoảng 45km về phía bắc. Đường quốc lộ 1 chạy dọc men theo bờ tây vịnh Xuân Đài. Tàu thuyền có thể đi vào từ cửa vịnh hoặc xuất bến từ cảng Dân Phước, Tiên Châu, Nhất Tự Sơn... để đi tham quan toàn vịnh. Vịnh Xuân Đài có diện tích mặt nước khoảng 13.000ha. Cửa vịnh rộng khoảng 4,4km, vịnh có độ sâu từ 7-18m; bờ vịnh dài khoảng 50km, chạy qua nhiều vùng địa hình khác nhau, dưới đáy biển có nhiều loại san hô và rong biển, cùng với những đặc sản nổi tiếng ở đây như ốc nhảy, ốc hương, tôm, cua, ghẹ.... Vũng Lắm là thương cảng sầm uất bậc nhất của Phú Yên trong quá khứ, là cửa ngõ thông thương giữa Phú Yên với bên ngoài... Vịnh Xuân Đài là nơi lý tưởng để tổ chức thành khu du lịch với các loại hình du lịch thể thao leo núi, lặn biển, đua thuyền, lướt sóng và khám phá đại dương, gắn với các khu nghĩ dưỡng cao cấp.

(3) Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Từ Nham: Biển Từ Nham thuộc xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu, cách quốc lộ 1 khoảng 7km về phía Đông. Đứng trên những đồi cát cao nhìn xuống, bãi biển Từ Nham giống như vầng trăng ôm lấy biển xanh thăm thẳm, bãi cát chạy dài trên 10km. Nơi đây đầu tư thành khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp với không gian núi, cát vàng và biển xanh với các SPDL biển cao cấp.

(4) Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh – Nơi đón ánh bình minh sớm nhất trên đất liền Việt Nam”Mũi Điện còn có tên gọi là Mũi Đại Lãnh, Mũi Kê Gà, Cap Varella. Từ TP. Tuy Hoà theo tuyến đường Hùng Vương chạy ven biển vè phía Nam  khoảng 24 km là đến Bãi Môn - Mũi Điện. Từ Bãi Môn đi theo đường núi, lên khoảng 500m là lên đến Trạm Hải Đăng - Mũi Đại Lãnh. Đây là một trong 8 ngọn hải đăng có trên 100 năm tuổi trong tổng số 79 ngọn hải đăng đang hoạt động của Việt Nam; là ngọn hải đăng nằm gần hải phận quốc tế nhất. Bãi Môn được Mũi Nạy ở phía Bắc và Mũi Điện ở phía Nam che chắn, bờ biển dài hơn 400m, cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhẹ, độ dốc nhỏ và thoải dần ra xa.

(5) Khu di tích lịch sử vịnh Vũng Rô: Nằm ở điểm cực Nam tỉnh Phú Yên thuộc huyện Đông Hoà, Vũng Rô là một điểm cảnh quan biển vào loại đẹp nhất ở khu vực miền Trung, được dãy núi Hòn Bà bao bọc với diện tích 1.640 ha mặt nước, độ sâu có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 5.000 tấn. Vũng Rô là một trong những bến quan trọng của “đường Hồ Chí Minh trên biển”, tiếp nhận hàng trăm tấn vũ khí do những con Tàu Không số vận chuyển từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

(6) Khu danh thắng Đầm Ô Loan: Đầm Ô Loan nằm sát QL 1, dưới chân đèo Quán Cau, cách TP. Tuy Hoà khoảng 25 km về phía Bắc. Đây là đầm nước lợ, có diện tích tự nhiên khoảng 1.570 ha. Đứng trên đèo Quán Cau nhìn xuống, đầm Ô Loan giống như con phượng hoàng đang sải cánh. Vẻ đẹp kỳ thú của đầm Ô Loan là sự kết hợp sơn và thuỷ một cách tuyệt diệu. Hằng năm, vào ngày mồng Bảy tháng Giêng âm lịch, lễ hội đua thuyền truyền thống đầm Ô Loan được tổ chức thu hút hàng ngàn người từ khắp nơi đến tham dự nhân dịp xuân về, thể hiện nét đẹp văn hoá dân gian truyền thống của Phú Yên.

(7) Khu đảo Nhất Tự Sơn: Do có thế nằm giống như chữ Nhất trong tiếng Hán nên gọi là Nhất Tự Sơn, diện tích 6 ha, nằm cách bờ khoảng 300m, khi thuỷ triều xuống lộ len một đường cát trắng nối từ từ bờ ra đảo. Cả hòn đảo được che phủ bởi một rừng cây xanh tốt, trong đó có nhiều loại cây cổ thụ. Xung quanh đảo Nhất Tự Sơn có nhiều tảng đá chồng thành bậc như ghế ngồi, có nhiều khối đá nhô lên khỏi mặt nước tạo nên những hang hốc, khe nước nhỏ, nhiều vị trí thuận lợi để du ngoạn hay ngồi câu cá. Nhất Tự Sơn còn có hai đặc sản quý là hàu và mức. Có thể nói Nhất Tự Sơn là thắng cảnh chứa đựng cả yếu tố biển và yếu tố rừng, là một nơi du lịch mạo hiểm, tắm biển, nghỉ dưỡng ít nơi nào sánh được. Hiện nay đã có một số dịch vụ thu hút nhiều khách du lịch đến thưởng ngoạn, nghỉ ngơi. 

(8) Khu danh thắng quốc gia Quần thể Hòn Yến: Quần thể Hòn Yến thuộc địa bàn thôn Nhơn Hội, xã An Hoà, huyện Tuy An. Quần thể Hòn Yến là một khu vực bao gồm Hòn Yến, Hòn Đụn (Hòn Sắt), Hòn Choi, Vũng Choi, Bàn Than, Gành Yến, trong đó, Hòn Yến là điểm nhấn nổi bật của quần thể thắng cảnh này. Hòn Yến là nằm cách bờ biển khoảng 400m, có diện tích 1,98 ha, độ cao 70m, xung quanh là những vách đá thẳng đứng từ dưới biển lên. Cách Hòn Yến khoảng 50m về phía bờ là Hòn Đụn, diện tích khoảng 0,1 ha, có độ cao khoảng 20m. Phần biển nối giữa đất liền với Hòn Yến và Hòn Đụn tương đối nông, khi thủy triều xuống thấp tạo thành một bãi đá lộ thiên nối liền bờ biển với Hòn Yến, Hòn Đụn. Phía Tây Bắc Hòn Yến là một hòn núi nhỏ chạy dài ôm lấy bờ biển gọi là Hòn Choi. Hòn Choi cao khoảng 40m, mặt phía biển bị sóng bào mòn tạo thành những vách đá dựng đứng, mặt phía đất liền thoải dần nối với những cồn cát kéo dài về hướng Tây. Rạn san hô tại khu vực quần thể Hòn Yến có diện tích khá lớn, trải rộng từ Gành Yến ra đến Hòn Yến với diện tích ước tính khoảng 30,2 ha tập trung nhiều loại loại tôm, cá. Lễ hội Cầu ngư Yến là hoạt động văn hóa tín ngưỡng nổi bật của cộng đồng cư dân ở Yến. Lăng thờ thần Nam Hải (thờ cá Ông) ở khu vực Hòn Yến do cộng đồng dân cư trong vùng xây dựng, là một trong những lăng thờ cá Ông tiêu biểu ở Phú Yên.

(9) Khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia: Núi Đá Bia cao 706m, sừng sững uy nghi ở phía Bắc dãy Đèo Cả. Trên đỉnh núi là một khối đá khổng lồ cao 76m, có hình thù kỳ lạ, sáng sớm hay về chiều thường có mây trắng bao phủ chung quanh, khi ẩn khi hiện. Hệ sinh thái được bảo tồn khá phong phú với những loài thực vật và động vật đặc trưng của rừng nhiệt đới. Đặc biệt là sự kiện năm 1471, vua Lê Thánh Tông trong hành trình mở mang bờ cõi về phía Nam, khi đến núi này đã cho khắc chữ vào khối đá lớn trên đỉnh núi. Từ đó núi có tên là Núi Đá Bia. Năm 1836, vua Minh Mạng cho thể hiện hình tượng dãy núi Đại Lãnh (có cả núi Đá Bia) vào Tuyên Đỉnh, một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế. Nơi đây đầu tư khu du lịch sinh thái, bảo tồn hệ sinh thái động thực vật, giáo dục bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tổ chức cho du khách tham gia giải Việt dã: “Chinh phục đỉnh cao Thạch Bi Sơn”.

(10) Khu công viên văn hóa Núi Nhạn - Tháp Nhạn: Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, thuộc địa phận phường I, TP. Tuy Hòa. Trên đỉnh Núi Nhạn có ngôi tháp Chăm cổ kính, có tên gọi là Tháp Nhạn, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11. Đây là một trong những ngôi tháp vào loại lớn của người Chăm. Đứng ở độ cao 64 m trên đỉnh Núi Nhạn, du khách có thể ngắm nhìn vẻ đẹp toàn cảnh Tuy Hoà nằm bên bờ biển Đông và dòng sông Đà Rằng với 4 chiếc cầu đường sắt và đường bộ chạy song song qua sông. Hằng năm, vào dịp lễ, tết, trên núi Nhạn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí. Đặc biệt vào rằm tháng Giêng âm lịch, nơi đây diễn ra Hội thơ Nguyên Tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa. Tối thứ Bảy hàng tuần tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ khác h du lịch.

(11) Ẩm thực đậm đà Xứ Nẫu: Nói đến văn hóa không thể không nhắc đến ẩm thực, một nét văn hoá đã được nâng lên thành nghệ thuật. Phú Yên từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn như cá ngừ đại dương, gỏi sứa, bánh tráng Hòa Đa, sò huyết, hàu đầm Ô Loan, ghẹ đầm Cù Mông, ốc nhảy Sông Cầu, chả Giông, bánh hỏi cháo lòng heo, gỏi cá diếc, mắm cá thu, tôm hấp nước dừa, các loại nước mắm, rượu Quán Đế, bò một nắng… sẵn sàng phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách và làm quà.

Những năm gần đây, một số đơn vị kinh doanh lữ hành đã xây dựng các chương trình du lịch khá phong phú, với những sản phẩm du lịch gắn với du lịch biển đảo tại Phú Yên và liên kết nối tour với các tỉnh trong vùng bước đầu đã thu hút sự quan tâm của khách du lịch. UBND tỉnh đã quyết định công nhận 02 tuyến du lịch địa phương theo quy định Luật Du lịch:

- Tuyến du lịch phía Bắc:

+ Tuy Hòa – Bãi Xép - Hòn Yến – Gành Đá Đĩa – Nhà Thờ Mằng Lăng - Tháp Nhạn.

+ Tuy Hòa – Nhất Tự Sơn – Du thuyền trên vịnh Xuân Đài – Bãi Ôm – Vịnh Hòa.

- Tuyến du lịch phía Nam: Tuy Hòa – Trung tâm Dược liệu Miền Trung - Bãi Môn – Mũi Điện – Khu di tích Tàu Không số Vũng Rô – Hòn Nưa – Tháp Nhạn.

- Tuyến du lịch về phía Tây: Tuy Hòa – Nhà thờ Bác Hồ - Khu vườn đỏ Sơn Hòa, Buôn Lê Diêm (huyện Sông Hinh)…

- Tuyến du lịch ra các đảo Hòn Chùa, Hòn Lao Mái Nhà, Hòn Nưa.. lặn ngắm san hô.

- City Tour khám phá Tuy Hòa về đêm, thưởng thức ẩm thực xứ nẫu.

Hiện nay, giao thông đến các điểm du lịch cơ bản thuận lợi. Vì vậy du khách có thể lưu trú lại Phú Yên khoảng 3 ngày, 2 đêm để có thể khám phá những nét đặc trưng của các danh lam thắng cảnh nêu trên

Phú Yên đang chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch như:

- Sản phẩm du lịch văn hóa: Loại hình tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh từng bước hình thành, thu hút khá đông khách du lịch; quần thể 20 cây xoài cổ tại chùa Đá Trắng cây bồ đề trong khuôn viên Khu di tích cấp quốc gia mộ và đền thờ danh nhân Lương Văn Chánh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam đã góp phần nâng cao giá trị và sự hấp dẫn của các di tích, góp phần thu hút khách du lịch; đón bằng công nhận “Nghệ thuật bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” tạo điều kiện để loại hình nghệ thuật bài chòi được bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị. Các lễ hội truyền thống đã được tổ chức với quy mô, chất lượng cao hơn như: Hội thơ Nguyên tiêu trên Núi Nhạn, Hội đua ngựa Gò Thì Thùng, Lễ hội sông nước Tam Giang, Lễ hội sông nước Đà Nông, Lễ hội đâm trâu, các lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển, các lễ hội mừng sức khoẻ, mừng lúa mới của đồng bào dân tộc miền núi…

- Sản phẩm du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng đang hình thành thông qua sự kết nối của một số đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành như: Tham quan các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm từ chất liệu vỏ gáo dừa, vỏ ốc, mây tre đan, bẹ chuối, đá cảnh,...; tham quan làng nghề bánh tráng Hoà Đa, làng rau Ngọc Lãng, làng nước mắm gành Đỏ… tạo cho du khách hoà mình cùng đời sống ngư dân, nông dân….

- Sản phẩm du lịch ẩm thực đặc sản Phú Yên được nhiều đối tượng khách đánh giá là rẻ và ngon như: ốc nhảy sông Cầu, ghẹ đầm Cù Mông, sò huyết và hàu đầm Ô Loan, bánh tráng thịt heo luộc Hòa Đa, cua huỳnh đế, cá ngừ đại dương, mực một nắng, bò một nắng, cà phê Tuy Hòa, các loại nước mắm, các loại bánh… Ngoài ra các sản phẩm dịch dịch vụ hỗ trợ đang phát triển như: dịch vụ vận chuyển, ngân hàng, vụ viễn thông, y tế… góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch của Phú Yên.

- Sản phẩm lưu niệm, quà tặng từ biển phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh: Trong thời gian qua UBND tỉnh cũng đã có một số chính sách hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất các sản phẩm lưu niệm, đặc sản phục vụ cho du lịch.

2) Điều kiện lưu trú tại Phú Yên hiện nay ra sao? Tương lai có gì đặc biệt?

Đến tháng 6 năm 2018, toàn tỉnh có 146 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 12 khách sạn 3 - 5 sao (02 khách sạn 5 sao, 02 khách sạn 4 sao, 03 khách sạn 3 sao); 04 khách sạn 2 sao, 51 khách sạn 1 sao, còn lại là các loại hình lưu trú khác (nhà nghỉ, homestay, biệt thự...) và một số cơ sở lưu trú đang làm thủ tục đăng ký thẩm định công nhận loại hạng theo quy định. Tổng số buồng lưu trú du lịch hiện có là: 3.019 buồng, trong đó có khoảng 658 buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao.  

Phú Yên đang trên đường phát triển và mới nổi lên là điểm đến mới hấp dẫn tại miền Trung, điều này ít nhiều dẫn đến khả năng phục vụ của hệ thống dịch vụ lưu trú tại Phú Yên; hiện nay, số lượng khách sạn từ 3-5 sao ở Phú Yên khá khiêm tốn, chưa thể để đáp ứng các đoàn khách có số lượng lớn, trong những ngày lễ Tết, nhất là đang thiếu những khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển.

Tỉnh đang tạo điều kiện hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thông báo cho phép lập dự án đầu tư; kịp thời rà soát và kiên quyết thu hồi những dự án không triển khai để cấp cho nhà đầu tư khác có tiềm lực mạnh, có tâm huyết và có thị trường du lịch ổn định.

Hiện nay một số dự án đang triển khai, trong năm tới sẽ có thêm một số khu nghỉ dưỡng 5 sao cao cấp Rosa Alba, Vietbeach… hy vọng sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cao cấp khi lựa chọn Phú Yên.

3) Chúng tôi rất quan tâm đến văn hóa dân gian, vậy Phú Yên có những nét văn hóa nào đặc trưng? Trong năm có những lễ hội nào để gìn giữ nét văn hóa đó? Xin cám ơn.

Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa.

Hiện nay đã có 21 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia và 45 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Một số di tích, địa danh đã gắn liền với tên tuổi của các danh nhân lịch sử: Đá Bia gắn với truyền thuyết về hành trình mở cõi về phương Nam của vua Lê Thánh Tông; Đền thờ Lương Văn Chánh, vị khai quốc công thần của Phú Yên; Đền thờ nhà chí sỹ yêu nước Lê Thành Phương; Thành An Thổ, nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam; Núi Chóp Chài, nơi quân và dân Phú Yên giải thoát Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ... Đặc biệt là di sản Văn hóa Đá với các di tích danh thắng Quốc gia Núi Đá Bia, gành Đá Đĩa, Chùa Đá Trăng… tiêu biểu là bộ Kèn đá và Đàn đá Phú Yên có niên đại cách ngày nay trên 2.500 năm.

Nét đặc sắc trong văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau của 31 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo nên những sắc thái văn hóa dân gian phong phú, nhiều lễ hội gắn với cư dân vùng biển, đặc trưng Lễ hội Cầu ngư, các làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc từ hát tuồng, bài chòi, hò bá trạo, hò kéo lưới đến trường ca, các nhạc cụ dân tộc trống đôi- cồng ba- chiêng năm của các đồng bào dân tộc vùng miền núi. Đặc biệt nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm; Bài chòi và Lễ hội cầu ngư là 03 loại hình nghệ thuật và lễ hội truyền thống được xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 
Ông Lâm Duy Dũng (đeo kính), Phó chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu trả lời câu hỏi của độc giả
Ông Lâm Duy Dũng (đeo kính), Phó chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu trả lời câu hỏi của độc giả
 
Dương Văn Hòa, Phú Yên :
Chào lãnh đạo Công ty Đắc Lộc, xin hỏi, là doanh nghiệp thủy sản lớn của Phú Yên, Công ty thấy khó khăn lớn nhất của ngành nuôi trồng thủy sản tại Phú Yên là gì? Theo đại diện Đắc Lộc, thì tỉnh cần làm gì để phát triển mạnh lĩnh vực này?
Ông Lê Hữu Tình, Phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Phó giám đốc Công ty Thủy sản Đắc Lộc:

Khó khăn lớn nhất của ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay ở một số nơi của tỉnh Phú Yên là không theo quy hoạch; tình hình dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi do hiện tượng nuôi tự phát, nuôi tràn lan và thả nuôi không theo quy định, tôm giống kém chất lượng, không kiểm soát được đầu vào... vật tư, thuốc thú y thủy sản.

Để khắc phục tình trạng trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên cần chỉ đạo rốt ráo các cơ quan chức năng và địa phương vùng biển khẩn trương xây dựng quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản. Ban hành quy định về quản lý lồng bè, vùng nuôi; xác định trách nhiệm cụ thể của từng địa phương và ngành chức năng trong việc quản lý vùng nuôi.

Trước mắt thực hiện ngay giải pháp hỗ trợ kiến thức quy hoạch vùng nuôi trồng và định hướng vùng nuôi bền vững. 

 
Bùi Văn Quân, Tư vấn đầu tư xây dựng Hải Quân, TP.HCM :
Thị trường bất động sản gắn liền với số lượng dân và chất lượng cuộc sống, vậy tỉnh Phú Yên có định hướng nào nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cũng như thu hút sự dịch chuyển của dân số cơ học về Tuy Hòa?
Ông Huỳnh Lữ Tân, Giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên:
Để đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho cư dân và phát triển đô thị, tỉnh Phú Yên có định hướng huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển hạ tầng đô thị tạo quỹ đất ở với đa dạng các loại hình, như: Nhà phố liên kế, biệt thự và căn hộ chung cư. Trong đó, ưu  tiên thu hút đầu tư các dự án phát triển khu đô thị đồng bộ, đầy đủ các tiện ích đáp ứng nhu cầu ở ngày càng cao của nhân dân và thu hút cư dân các vùng lân cận đến cư trú.
Ngoài ra, Tỉnh tạo điều kiện cho các dự án có chủ trương đẩy nhanh tiến độ đầu tư, song song với việc Tỉnh ưu tiên đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng, phát triển các khu kinh tế, các dự án du lịch dịch vụ,... có cơ sở để thu hút lao động có trình độ và dân cư đến lập nghiệp.
 
Phú Yên có nhiều danh lam thắng cảnh say đắm lòng người
Phú Yên có nhiều danh lam thắng cảnh say đắm lòng người
 
09/14/2018 15:39
Lại Mạnh Cường, Kinh doanh, Hà Nội :
Chào ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, xin ông cho biết quan điểm của tỉnh trong cạnh tranh thu hút đầu tư so với các tỉnh trong khu vực như thế nào? Cám ơn và chúc ông sức khỏe.
Ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên :
Trước hết, tỉnh Phú Yên tạp trung cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư để tập trung thu hút vào các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế và điều kiện phát triển: Du lịch, dịch vụ; Nông nghiệp công nghệ cao; Công nghiệp chế biến và phụ trợ; Dịch vụ vận tải và Logistic...
Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, quản lý hiện trạng quy hoạch, xác định các dự án kêu gọi thu hút đầu tư trọng điểm, tổ chức xúc tiến bằng nhiều hình thức thích hợp, trong đó chú trọng kết nối các Tập đoàn, nhà đầu tư lớn, tầm cỡ trong nước, khu vực và quốc tế.
Một trong những quyết tâm để giữ nhà đâu đó là việc tạo được quỹ đất sạch, việc này Tỉnh giao cho các địa phương và các cơ quan chức năng như là nhiệm vụ ưu tiên. Hiện Phú Yên đã tạo được hơn 200 ha quỹ đất sạch, có thể triển khai ngay.
Về thủ tục đầu tư, Tỉnh xác định sẽ cùng với nhà đầu tư thực hiện đảm bảo quy trình thủ tục theo luật định trong thời gian sớm nhất, đảm bảo yêu cầu tiến độ của nhà đầu tư. Đây cũng là nhiệm vụ ưu tiên, là tiêu chí giá người đứng đầu của các địa phương và cơ quan chức năng của tỉnh. Tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp cải cách để đưa Tỉnh vào nhóm 20 tỉnh dẫn đầu về chỉ số Cạnh tranh cấp tỉnh, và nhóm 30 chỉ số hài lòng của người dân.
Đặc biệt, Tỉnh cũng tập trung công tác tạo nguồn và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó có chính sách thu hút nguồn lực có trình độ từ bên ngoài về làm việc tại Tỉnh ở những lĩnh vực mà tỉnh đang ưu tiên phát triển.
 
09/14/2018 15:42
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Toàn cảnh buổi tọa đàm
 
09/14/2018 15:50
Đậu Đình Hương, 45 tuổi, Hà Nội, kinh doanh thiết bị cơ khí :
Tôi đang muốn đầu tư một nhà máy sản xuất gạch không nung công nghệ cao. Tất cả các chỉ tiêu của sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Đặc biệt, nhiều tính năng không thua kém gạch nung truyền thống. Xin hỏi, ở Phú Yên có chính sách khuyến khích gì cho việc đâu tư lĩnh vực này? Xin cho biết vài thông tin về nhu cầu về sản phẩm này tại Phú Yên.
Ông Huỳnh Lữ Tân, Giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên:
Chính sách phát triển gạch không nung để dần thay thế gạch đất nung luôn được Tỉnh quan tâm thực hiện từ nhiều năm qua. Hiện nay, tỉnh đã đóng cửa hoàn toàn các lò gạch nung thủ công và tiến tới đóng cửa các lò gạch nung bằng công nghệ hopman, lò vòng.
Chính vì vậy, định hướng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của Tỉnh đến năm 2025 và các năm tiếp theo khuyến khích phát triển các loại vật liệu xây không nung công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn Tỉnh.
Quý độc giả quan tâm có thể tham khảo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng  của Tỉnh trên Trang thông tin điện tử Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên tại địa chỉ http://sxdphuyen.gov.vn. Nếu có nhu cầu đầu tư, đề nghị liên hệ trực tiếp với Sở Xây dựng để được hướng dẫn các thủ tục cụ thể.
 
 
09/14/2018 15:53
 Ông Nguyễn Chí Hiến (bên phải), Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên trả lời câu hỏi của nhà đầu tư
Ông Nguyễn Chí Hiến (bên phải), Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên trả lời câu hỏi của nhà đầu tư
 
09/14/2018 15:54
Nguyễn Hồng Khánh, Bình Dương :
Phú Yên có lợi thế nằm giữa Nha Trang và Quy Nhơn, vậy tỉnh có chiến lược liên kết phát triển du lịch với hai địa phương này như thế nào?
Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên:

Trong những năm qua, Phú Yên đã chủ động hợp tác phát triển với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó có Nha Trang (Khánh Hòa) và Quy Nhơn (Bình Định). Với lợi thế nằm giữa Nha Trang và Quy Nhơn đặc biệt là 02 hầm đường bộ Đèo Cả và Đèo Cù Mông đã mở ra hướng đi trong liên kết với 02 tỉnh bằng du lịch đường bộ, sắp tới sẽ có cả đường biển. Chúng tôi chú trọng một số nội dung liên kết như sau:

- Hợp tác trong xây dựng các chương trình du lịch chung của Phú Yên – Bình Định – Khánh Hòa:

Bên cạnh việc chủ động xây dựng và phát triển các chương trình du lịch riêng mang tính đặc thù của mỗi địa phương (theo chiến lược phát triển du lịch của mỗi địa phương), Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa sẽ liên kết phát triển các tuyến du lịch nội địa; tuyến du lịch liên vùng và quốc tế; tuyến du lịch đường biển; tuyến hàng không. Đặc biệt, các tỉnh có thể liên kết khai thác có hiệu quả các tuyến đường lên các tỉnh Tây Nguyên, thông qua đó khai thác các tour du lịch đường bộ qua cửa khẩu các tỉnh Tây Nguyên, nhắm đến thị trường Lào, Campuchia, Đông Bắc Thái Lan.... Tác động các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các tour du lịch liên tỉnh nhằm phát triển đa dạng các loại hình du lịch (biển, rừng, văn hóa, sinh thái, MICE)… và khai thác các phân khúc thị trường khác nhau của từng địa phương tùy thuộc vào lợi thế cạnh tranh sản phẩm du lịch du lịch đặc trưng của mình.

- Hợp tác trong xây dựng một chương trình quảng bá xúc tiến để giới thiệu hình ảnh du lịch của Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa như một điểm đến hấp dẫn: Đây là một nội dung hợp tác quan trọng cần sớm được triển khai trong thực tế bởi kết quả của sự hợp tác này sẽ đem lại nhiều lợi ích chung, đồng thời giảm được chi phí cho quảng bá xúc tiến của mỗi địa phương. Cần phối hợp liên kết trong việc tổ chức, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch; xúc tiến đầu tư, nghiên cứu thị trường nước ngoài; liên kết trong xây dựng các ấn phẩm quảng bá, thông tin…

- Hợp tác trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao: Liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, trong đó có sự hỗ trợ. Liên kết tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về du lịch, các khóa tập huấn nghiệp vụ đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch am hiểu về lịch sử, văn hóa, địa lý của các địa phương; tổ chức học tập kinh nghiệm lẫn nhau của các địa phương.

- Hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệpPhối hợp giải quyết kịp thời những vướng mắc xảy ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp tỉnh bạn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh mình.

- Hợp tác, liên kết tổ chức các lễ hội, sự kiện: Cần tạo lập chuỗi sự kiện có quy mô lớn của các tỉnh trong năm để thu hút khách. Trong đó cần thống nhất về mặt thời gian tổ chức để trách tình trạng diễn ra cùng lúc. Khi một tỉnh/thành phố tổ chức sự kiện thì cần có sự kết nối các tour với các địa phương khác trong vùng để có thể tận dụng tối đa các nguồn khách.

Trước mắt là Phú Yên tiếp tục thực hiện tốt liên kết xây dựng tour du lịch đường sắt từ TP.HCM đến các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định để đưa khách du lịch đến Phú Yên và các địa phương trong vùng bằng tàu lửa; Chủ động liên kết với 02 hai trung tâm có nguồn khách du lịch lớn là thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng quan hệ với các đối tác, phát triển lữ hành thu hút khách du lịch đến các tỉnh trong vùng; Kết nối cho khách du lịch bằng đường  hàng không, đến địa phương này, về một địa phương khác. Đặc biệt, Phú Yên tiếp tục khuyến khích các đơn vị lữ hành liên kết để đưa khách Nga từ Nha Trang về Phú Yên trong thời gian tới.

Hằng năm, luân phiên tổ chức các chương trình Famtrip, giới thiệu điểm đến, giao lưu giữa các doanh nghiệp du lịch của các địa phương nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các chương trình liên kết.

Đây là định hướng liên kết của cơ quan quản lý Nhà nước. Để cụ thể, các đơn vị lữ hành sẽ chủ động liên kết với nhau.

 
09/14/2018 15:55
Trần Doãn Phương, Đông Hòa, Phú Yên :
Xin chào lãnh đạo Công ty Đắc Lộc, thủy sản gắn liền với người dân, là doanh nghiệp thủy sản lớn của địa phương, Đắc Lộc chia sẻ với người dân thế nào?
Ông Lê Hữu Tình, Phó chủ tịch Hội Nghề cá Phú Yên, Phó giám đốc Công ty Thủy sản Đắc Lộc
:

Thương hiệu thủy sản Đắc Lộc đã được thị trường trong và ngoài nước ghi nhận trong thời gian qua. Thành quả đáng khích lệ đó là nguồn động viên lớn cho Đắc Lộc vững bước phát triển trong thời gian đến. Thành công đó, một phần quan trọng nhờ có sự đóng góp của bà con đang canh tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản gần xa. Vì vậy, định hướng giai đoạn phát triển mới, Đắc Lộc sẽ trở thành một doanh nghiệp xã hội, tạo động lực cho người nuôi, cho cộng đồng phát triển bằng việc đẩy mạnh mô hình 3 trong 1: cung cấp con giống, vật tư thuốc thú y thủy sản cho người nuôi và thu mua lại sản phẩm tôm nguyên liệu với tốt nhất cho bà con.

Điều này, sẽ khuyến khích và tạo động lực cho bà con, góp phần giải quyết sinh kế cho người dân, tạo ra sản phẩm ở vùng đầm phá bỏ hoang, tạo động lực kinh tế cho vùng biển đảo.

 
09/14/2018 16:27
Lê Anh Tuấn, 37 tuổi, Đông Hòa, Phú Yên :
Xin chào lãnh đạo huyện Đông Hòa, huyện ta gắn liền với Khu kinh tế Nam Phú Yên và kết nối với TP. Tuy Hòa, vậy huyện Đông Hòa có định hướng phát triển như thế nào để tận dụng lợi thế này?
Ông Võ Đình Tiến, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa:

Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Huyện đến năm 2020 (được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt năm 2012), mục tiêu đến năm 2020 sẽ xây dựng Huyện trở thành thị xã công nghiệp. Hiện nay, UBND Huyện đang trong quá trình rà soát, điều chỉnh bổ sung lại các mục tiêu và tiếp tục xây dựng các định hướng phát triển dài hạn trong giai đoạn đến.

Qua đối chiếu với các tiêu chí của đô thị loại 4 và tiêu chí thị xã (qui định tại Nghị quyết 1210 và 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Huyện Đông Hòa cơ bản đã hoàn thành các tiêu chí theo quy định. UBND Huyện đang tập trung chỉ đạo, triển khai các công trình, dự án nhằm đảm bảo các tiêu chí còn lại của đô thị loại 4 vào cuối năm 2018, làm cơ sở để hoàn tất thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận; đưa Huyện Đông Hòa thành thị xã trước năm 2020, theo định hướng quy hoạch được Tỉnh phê duyệt. 

Huyện có gần 70% diện tích thuộc địa bàn Khu kinh tế Nam Phú Yên, với toàn bộ diện tích các xã, thị trấn như Thị trấn Hòa Hiệp Trung, Hòa Vinh, xã Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Tâm, Hòa Xuân Nam, Hòa Thành và một phần diện tích của các xã Hòa Xuân Tây, Hòa Tân Đông. Phần diện tích nằm ngoài khu kinh tế chủ yếu là vùng đồi, núi nằm ở phía Tây Huyện nên các định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện gắn chặt với định hướng phát triển của khu kinh tế Nam Phú Yên. Đây là lợi thế rất lớn cho địa phương, nhất là trong việc huy động các nguồn lực (vốn, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,...) cho đầu tư phát triển.

Nhận thức được điều đó, địa phương luôn xác định việc triển khai thực hiện dự án đầu tư cho khu kinh tế nam Phú Yên, cũng là đầu tư cho Huyện Đông Hòa nên UBND Huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban chức năng và các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý khu kinh tế để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là trong công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án.

Bên cạnh việc triển khai các công trình hạ tầng cho Khu kinh tế, UBND Huyện cũng chủ động triển khai các quy hoạch chi tiết xây dựng, kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án như khu đô thị mới Hòa Vinh, khu đô thị mới ven sông Hòa Vinh, khu đô thị mới Hòa Hiệp Trung, khu phố chợ Hòa Vinh, Bến xe Trung tâm Huyện, khu du lịch đập Hàn, khu du lịch Bãi Môn - Mũi Điện,…

Đến nay các dự án nêu trên cơ bản đã có nhà đầu tư đăng ký đầu tư và đang hoàn tất các thủ tục theo qui định; có dự án đã bắt đầu triển khai đầu tư xây dựng.

Đi đôi với việc triển khai các chương trình, dự án, UBND Huyện đang tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; công khai, minh bạch các thủ tục để các tổ chức, cá nhân tiếp cận một cách dễ dàng, thuận lợi; góp phần cải thiện môi trường đầu tư của địa phương.

 
09/14/2018 16:30
Cảng Vũng Rô là một trong những công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô của Khu kinh tế Nam Phú Yên.
Cảng Vũng Rô là một trong những công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô của Khu kinh tế Nam Phú Yên.
 
09/14/2018 17:03

Ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên:

Sau hơn 2h30 phút làm việc tích cực, ban tổ chức đã nhận được hàng trăm câu hỏi của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, huyện, thị xã đã trả lời, giải đáp nhiều câu hỏi của nhà đầu tư, doanh nghiệp, đăng tải trên hệ thống báo điện tử của Cơ quan Báo Đầu tư. Những vấn đề chưa có thời gian trả lời, giải đáp, tỉnh Phú Yên sẽ giao các sở, ngành tiếp tục trao đổi, thông tin, giải đáp... qua các kênh khác nhau gửi tới nhà đầu tư, doanh nghiệp.

 
09/14/2018 17:05

Cuộc giao lưu kết thúc.

Ông Phạm Đại Dương được bầu giữ chức Chủ tịch tỉnh Phú Yên
Ông Phạm Đại Dương (44 tuổi) Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên (nhiệm kỳ 2016 – 2021)....
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư