-
ECB cắt giảm 0,25% lãi suất, dự đoán Fed giảm lãi suất 0,25% tăng từng giờ -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn
Mua lại doanh nghiệp trở thành xu hướng
Từ đầu năm đến nay, trong số các đề nghị giao dịch từ các công ty quản lý tài sản gia đình Trung Quốc đã nổi lên một xu hướng "rất nổi bật" là họ muốn mua lại các doanh nghiệp nhỏ hơn ở Nhật Bản, theo ông Ryota Kadogaki, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành toàn cầu của Monolith, một công ty tư vấn cho các công ty quản lý tài sản gia đình có trụ sở tại Nhật Bản.
"Tôi cũng đang học tiếng Trung và tôi đang nghĩ đến việc thuê người biết tiếng Trung làm việc tại công ty của mình ngay bây giờ", ông Kadogaki nói.
Giám đốc điều hành toàn cầu Monolith cũng cho biết, tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và đồng yên Nhật yếu hơn đang làm gia tăng mức độ quan tâm đầu tư của giới nhà giàu Trung Quốc.
Ngay cả khi đồng yên tăng giá gần đây lên khoảng 20 yên so với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, thì con số này vẫn yếu hơn mức tăng 15 yên được ghi nhận vào năm 2020.
Một góc thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Pixabay |
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, các nhà đầu tư có trụ sở tại Trung Quốc đại lục đã tăng mức đầu tư trực tiếp phi tài chính ra nước ngoài thêm 16,2%, lên tương đương 83,55 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm nay. Bộ này cho biết các khoản đầu tư này được rót vào hơn 6.100 doanh nghiệp tại 152 quốc gia và khu vực.
Ông Grant Pan, Giám đốc tài chính của công ty quản lý tài sản Noah Holdings có trụ sở tại Trung Quốc, phát biểu trên đài CNBC rằng: "Hầu hết khách hàng của chúng tôi là những doanh nhân gốc Trung Quốc đang tìm cách toàn cầu hóa hơn nữa". "Rõ ràng là họ ít nhất cũng đang để mắt đến các cơ hội trên toàn cầu cho doanh nghiệp của mình. Rõ ràng là thị trường trong nước xuất hiện áp lực chậm lại đối với nhiều ngành công nghiệp".
"Nhiều khách hàng của chúng tôi có vẻ bận rộn hơn trước", ông Pan nói. "Khi họ tìm hiểu các thị trường mới, họ di chuyển thường xuyên hơn, điều này ít nhiều giúp họ có góc nhìn tốt hơn về phân bổ đầu tư toàn cầu".
Noah Holdings cho biết tính đến cuối tháng 6 năm nay, số lượng khách hàng đăng ký đầu tư ở nước ngoài của công ty này đã tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, lên gần 16.800. Số lượng khách hàng nước ngoài đang hoạt động của công ty này đã tăng gần 63% so với cùng kỳ năm ngoái lên 3.244.
Tài sản được quản lý ở nước ngoài đã tăng gần 15% lên 5,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong khi tài sản được quản lý ở Trung Quốc đại lục lại giảm hơn 6% còn 15,8 tỷ USD, theo báo cáo lợi nhuận hàng quý của Noah Holdings.
Trung Quốc đại lục kiểm soát chặt chẽ vốn với hạn mức giao dịch chính thức là 50.000 USD giao dịch hải ngoại một năm. Nhìn vào con số đầu tư thực tế, rõ ràng giới nhà giàu Trung Quốc có từ lâu đã tính cách khác để gia tăng tài sản ở nước ngoài.
Thật vậy, việc mua lại các công ty nước ngoài là một cách để các nhà đầu tư Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài, ông Kadogaki cho biết. Nhà quản lý tài sản này đơn cử rằng một quỹ đầu tư rót vốn vào một công ty công nghệ Trung Quốc có thể tìm cách mua lại một cửa hàng bán lẻ ở Nhật Bản để mở rộng doanh thu tiềm năng.
Vào tháng 6/2023, ông Kadogaki cho biết công ty của ông đã bắt đầu hợp tác với Canopy, một công ty phần mềm quản lý tài sản có trụ sở tại Singapore đang hợp tác với nhiều quỹ liên quan đến thị trường Trung Quốc để giúp họ đặt căn cứ ở thị trường Nhật Bản.
"Chúng tôi có thể là cánh cổng để khách hàng của họ đầu tư vào Nhật Bản", ông Kadogaki cho biết.
Hệ thống phần mềm của Canopy hiện hỗ trợ tiếng Anh, tiếng Trung giản thể, tiếng Trung phồn thể và tiếng Đức. Công ty này cho biết họ hợp tác với hơn 300 đơn vị lưu ký với giá trị tài sản sơ bộ đạt hơn 160 tỷ USD.
Chiến lược được điều chỉnh hợp lý hơn sau Covid-19.
"Thông thường, chúng tôi làm việc với các chuyên gia giúp quản lý tiền cho những người sở hữu tài sản", ông Mu Chen, Giám đốc điều hành Canopy cho hay. "Những gì chúng tôi nghe được từ họ là mức độ quan tâm của khách hàng Trung Quốc đã tăng nhanh nhất trong giai đoạn hậu Covid-19 [đến] đầu năm ngoái".
"Vào năm 2022, 2023, có lẽ đó là động thái phản ứng nhiều hơn khi nghĩ đến việc đầu tư ra nước ngoài", ông Chen nhận xét. "Tôi nghĩ rằng giờ đây, mọi thứ trở nên hợp lý hơn và tập trung nhiều hơn vào những gia đình giàu, những gia đình này không chỉ lập kế hoạch cho tài sản của họ trên toàn cầu mà còn lập kế hoạch cho doanh nghiệp, gia đình của họ trên toàn cầu bằng cách sử dụng Hồng Kông hoặc Singapore làm căn cứ để hướng ra thị trường bên ngoài nhiều hơn", Giám đốc điều hành Canopy lưu ý.
Giới nhà giàu Trung Quốc để tâm hơn đến chuyện chuyển tài sản nước ngoài để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh khi nhiều công ty Trung Quốc đẩy nhanh quá trình mở rộng toàn cầu trong vài năm qua, do tăng trưởng trong nước chững lại.
Xu hướng trên trái ngược với cách mà thế hệ doanh nhân Trung Quốc trước đây chủ yếu khai thác thị trường toàn cầu bằng cách đơn giản là xuất khẩu hàng hóa do Trung Quốc sản xuất hoặc mua bất động sản ở nước ngoài.
Đại diện Noah Holdings tiết lộ rằng nhiều khách hàng giàu có của họ đã thành lập văn phòng và nơi cư trú thay thế tại Hồng Kông, Singapore hoặc Nhật Bản như một cách để tìm hiểu các cơ hội kinh doanh toàn cầu trong khi vẫn duy trì làm ăn ở thị trường Trung Quốc.
Ông Pan cho biết: "Nhiều doanh nhân không phân biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp và gia đình". "Họ kiếm được tiền từ việc kinh doanh như vậy và đôi khi họ bơm vốn trở lại [cho gia đình]".
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Canopy cho rằng, xu hướng giới nhà giàu Trung Quốc chọn mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu vẫn còn trong giai đoạn sơ khởi và không phải gia đình nào cũng chọn đầu tư ra nước ngoài.
Đơn cử, một gia đình kinh doanh sản phẩm gia vị có tiếng tại Trung Quốc, với nhà sáng lập đang ngày càng nhiều tuổi, nhận thấy rằng họ không cần phải toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh hoặc lập kế hoạch tài sản của mình.
Trong khi đó, "những nhà sáng lập doanh nghiệp thế hệ mới, những doanh nhân có tư duy toàn cầu hơn, họ thường nghĩ [về] doanh nghiệp của mình theo hướng toàn cầu hơn", đại diện Canopy nhận xét.
-
Kinh tế thế giới có thể "hạ cánh mềm" với kịch bản giá dầu 60 USD/thùng? -
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 khai mạc phiên họp toàn thể đầu tiên -
Trung Quốc khai thác thị trường nợ ngoại tệ thông qua việc phát hành 2 tỷ euro trái phiếu tại Pháp -
ECB sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp kể từ năm 2019 -
Nhật Bản: GDP quý II/2024 được điều chỉnh giảm -
Hơn 11,4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam sau 8 tháng năm 2024 -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh