![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/phuongthanh/2025/02/12/hau-giang-co-tan-chu-tich-hdnd-chu-tich-va-pho-chu-tich-ubnd-tinh1739355680.jpeg)
-
Hậu Giang có tân Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND tỉnh
-
Xây dựng luật cần không gian sáng tạo, phân cấp phân quyền nhiều hơn
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ
-
Chủ tịch Quốc hội: Cơ quan trình luật phải chịu trách nhiệm đến cùng -
Luật Báo chí sửa đổi lần đầu quy định về Tổ hợp báo chí truyền thông
![]() |
Quốc hội nghe tờ trình dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). . |
Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 12/2, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và thông báo kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành.
Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương.
Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Thủ đô và các Nghị quyết của Quốc hội.
Thẩm tra, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục duy trì mô hình tổ chức chính quyền địa phương như quy định của luật hiện hành và các luật, nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói, việc trước mắt vẫn giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan có thời gian “tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổng thể tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới” trước khi thực hiện đổi mới một cách đồng bộ, tổng thể bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương thực sự tinh gọn, phù hợp vào thời điểm thích hợp theo yêu cầu tại Kết luận số 121-KL/TW.
Báo cáo thẩm tra nêu rõ, thời gian qua, Quốc hội đã cho phép thành phố Hà Nội thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo quy định tại Luật Thủ đô; một số thành phố khác trực thuộc trung ương cũng đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo các nghị quyết của Quốc hội và bước đầu phát huy hiệu quả tích cực.
Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tiếp tục tổng kết, đánh giá một cách toàn diện về việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương, trên cơ sở đó đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp để thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước.
Trước đó, dự thảo trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 42 (ngày 5/2) quy định tại thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn: tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.
Tại quận, phường, xã thuộc đô thị (gồm: thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND là cơ quan hành chính tại địa phương.
Đối với đơn vị hành chính nông thôn thì tại tỉnh, huyện, xã (trừ xã thuộc đô thị) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.
Đối với đơn vị hành chính ở hải đảo, tổ chức phù hợp với quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Còn với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Đề nghị nghiên cứu giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp
Lần sửa đổi này, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, thực hiện nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm” và tránh quy định chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa các cơ quan của chính quyền địa phương, dự thảo luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND ở mỗi đơn vị hành chính theo hướng: phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa HĐND và UBND; phân định nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể UBND và cá nhân chủ tịch UBND nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương theo hướng tăng nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm cho cá nhân chủ tịch UBND.
Cơ quan thẩm tra đề nghị tiếp tục kế thừa cách thức quy định của luật hiện hành về số lượng đại biểu HĐND, số lượng phó chủ tịch HĐND, số lượng các Ban của HĐND thay vì giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ để bảo đảm đồng bộ với quy định về số lượng đại biểu Quốc hội trong Luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm tính ổn định, thuận lợi cho việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đang cận kề.
“Việc sửa đổi các quy định về số lượng đại biểu HĐND, cơ cấu tổ chức của HĐND nên được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước vào thời điểm thích hợp sau này”, ông Hoàng Thanh Tùng nêu ý kiến thẩm tra.
Về cơ cấu tổ chức của UBND, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu UBND và cần bảo đảm nhất quán trong cách quy định về cơ cấu tổ chức của UBND ở cả 3 cấp.
Một số ý kiến đề nghị, về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cơ chế hoạt động của UBND theo hướng là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng để đề cao tính chủ động và trách nhiệm của Chủ tịch UBND, phù hợp với yêu cầu cải cách, đổi mới một cách mạnh mẽ tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đơn giản hóa nền hành chính, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng phản ánh.
-
Giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương -
Luật Báo chí sửa đổi lần đầu quy định về Tổ hợp báo chí truyền thông -
Hà Nội hoàn thiện phương án sắp xếp các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện -
Thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị -
Đề xuất 7 vấn đề mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật -
Dự kiến những nội dung chính tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV -
Chính thức trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu GDP, CPI, có thể tăng bội chi
-
Động lực phát triển kinh tế từ những công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"
-
Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"?
-
EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc