-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
Chiều 12/11, Hội nghị chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào đã diễn ra tại Thủ đô Vientiane (Lào). Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Lào và Thứ trưởng Viengsavanh Vilayphone, Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam đã chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, hai bên đã đánh giá kết quả việc thực hiện Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào trong năm 2024, cũng như đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho kế hoạch hợp tác trong năm 2025 tới.
Hai uỷ ban Hợp tác Việt Nam - Lào và Lào - Việt Nam thảo luận về các phương hướng hợp tác trong năm 2025, chuẩn bị cho Kỳ họp 47 Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào |
Hợp tác Việt - Lào 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng
Phát biểu tại Hội nghị, hai vị Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác cũng khẳng định, việc thực hiện Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào năm 2024 đã đạt mục tiêu đề ra.
Cụ thể, về chính trị, ngoại giao, quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp, tin cậy chính trị không ngừng được củng cố; hợp tác về quốc phòng, an ninh tiếp tục được thực hiện tốt, góp phần giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước…
Trong khi đó, về hợp tác kinh tế, việc hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, cũng như chia sẻ các giải pháp quản lý, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được các bộ, ngành của Việt Nam phối hợp tích cực với phía Lào…
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, hiện nay, phía Việt Nam đã thành lập 3 tổ công tác liên quan đến lĩnh vực này để sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn chính sách cho phía Lào khi cần thiết.
“Hợp tác đầu tư tiếp tục có chuyển biến tích cực, nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, trồng và chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Phó chủ tịch Uỷ ban Hợp tác Việt Nam - Lào đánh giá cao việc thực hiện Thoả thuận hợp tác song phương năm 2024 |
Thông tin tích cực là trong 10 tháng năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào là 74,6 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, một số dự án đầu tư lớn, quan trọng, như Dự án thủy điện Xê-ca-mản 3, Dự án nông nghiệp của Tập đoàn Trường Hải; Dự án Tổ hợp khai thác, chế biến Bauxit và sản xuất Alumin của Tập đoàn Việt Phương đã được tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc.
“Việc tập trung hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp được Chính phủ hai nước quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và đã được các bộ, ngành hai nước triển khai thực hiện rất tích cực”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Trong khi đó, liên quan đến hợp tác thương mại, đại diện Bộ Công thương Việt Nam cho biết, 10 tháng, thương mại song phương Việt - Lào đã đạt 1,7 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, trong năm 2024, hai nước cũng đã tiếp tục triển khai có hiệu quả về hợp tác công nghiệp, năng lượng, giao thông - vận tải, xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực… Hợp tác trong viện trợ không hoàn lại cũng đã đạt kết quả tích cực, khi trong 10 tháng qua, có 4 dự án đã được hoàn thành và bàn giao cho phía Lào sử dụng. Trong số đó, có dự án Nâng cấp Đài phát thanh Quốc gia Lào; xây dựng 4 hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ tại 2 huyện A-nu-vông và Thà-thôm tỉnh Xay-xổm-bun…
Tuy vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như một số nội dung thỏa thuận cấp cao triển khai chậm, hiệu quả chưa cao; việc triển khai kế hoạch kết nối hai nền kinh tế còn nhiều bất cập; một số dự án trọng điềm còn chậm được triển khai…, song hai vị Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Lào và Lào - Việt Nam đều khẳng định, hai bên sẽ nỗ lực hợp tác để tiếp tục thúc đẩy, đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn.
Sẽ giúp Lào "có biển, có cảng riêng" để hội nhập quốc tế
Bàn về phương hướng hợp tác Việt Nam - Lào trong năm 2025, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc gìn giữ, phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, coi đó là tài sản vô giá, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nước.
“Trong thời gian tới hai bên cần tiếp tục quán triệt nội dung Thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao, các Biên bản Cuộc gặp thường niên giữa lãnh đạo hai Đảng; Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác hàng năm giữa hai Chính phủ; phối hợp, thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan phấn đấu hoàn thành tốt Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào năm 2024 và 2025”, Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Lào Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề xuất phương hướng hợp tác Việt Nam - Lào trong năm 2025 |
Điều này cũng đã được Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam nhất trí. Hai vị Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác đã thảo luận cụ thể về các phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
Theo đó, tiếp tục tập trung thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại. Trong đó, tăng cường tính kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế; tạo hành lang pháp lý ổn định, minh bạch, môi trường thuận lợi; có cơ chế đặc thù cho các dự án trọng điểm về an ninh - quốc phòng.
Đồng thời, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng ưu tiên của Lào, tập trung các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến để trở thành hàng hóa xuất khẩu; năng lượng tái tạo đặc biệt các dự án tại khu vực biên giới hai nước kết nối với lưới điện Việt Nam; mỏ khai khoáng chế biến sâu dành cho doanh nghiệp Việt Nam; kết nối du lịch (khu nghỉ dưỡng)…
Cùng với đó, xem xét, thí điểm cơ chế, chính sách mới, đặc thù để thu hút doanh nghiệp Việt Nam liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại Lào…
“Chúng tôi đề nghị phía Lào ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam triển khai các dự án hợp tác dọc biên giới Việt Nam - Lào”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh và đề nghị hai nước cần tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại, cũng như thúc đẩy về hợp tác mua - bán điện; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thực hiện các dự án điện gió tại khu vực biên giới để bán điện về Việt Nam…
Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam Viengsavanh Vilayphone cũng đã thống nhất với các đề xuất này và cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh tại Lào.
Hai bên thống nhất sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ hai nước về các đề xuất hợp tác này, để xem xét, quyết định trong Kỳ họp lần thứ 47 tới.
Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng trong phương hướng hợp tác 2025 cũng đã được đề cập. Cụ thể, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, “quan điểm chiến lược” của Việt Nam là “giúp Lào có biển, có cảng riêng, tiếp theo là có đường sắt, đường bộ để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập”.
“Chúng tôi sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các công trình kết nối quan trọng, như Dự án hợp tác đầu tư bến cảng 1,2,3 của cảng Vũng Áng, các dự án kết nối giao thông đường bộ Hà Nội - Vientiane, đường sắt Vientiane - Vũng Áng…; xử lý dứt điểm các dự án đang còn vướng mắc”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Các phương hướng hợp tác khác được đề xuất là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn viện trợ, chú trọng công tác duy tu bảo dưỡng các công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng, đặc biệt là phải đưa vào sử dụng Bệnh viện Hữu nghị Lào - Việt Nam tại tỉnh Hủa Phăn trong năm 2025. Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào.
Cùng với đó, tiếp tục ưu tiên hợp tác giáo dục, đào tạo theo hướng chú trọng chất lượng cao; tăng cường hỗ trợ Lào kinh nghiệm về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, cải thiện môi trường kinh doanh; tăng cường tham vấn, ủng hộ lẫn nhau, tăng cường vai trò của ASEAN trong thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng, gắn kết hợp tác Tiểu vùng với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và hội nhập khu vực của ASEAN…
Theo kế hoạch, các nội dung được trao đổi tại Hội nghị hôm nay sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ hai nước để chuẩn bị cho Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào, dự kiến được tổ chức vào đầu năm tới tại Lào.
-
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái -
Thủ tướng duyệt tăng vốn Nhà nước xây cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh lên 9.800 tỷ đồng -
Giai đoạn 1 sân bay Long Thành: ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD, hoàn thành chậm nhất 2/9/2026
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"