-
TP.HCM ra "tối hậu thư" liên quan giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 3 -
Quảng Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án đầu tư lớn nhất miền Trung -
Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan sẽ thông xe kỹ thuật trong tháng 8/2025 -
Quảng Nam mở rộng Cụm công nghiệp Tam Mỹ Tây lên 50 ha -
Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định được giao thu hút 12.000 tỷ đồng vốn đầu tư -
Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng
11 tháng qua, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải ngân vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước mới đạt hơn 231.600 tỷ đồng, bằng 58,16% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 53,96% dự toán năm. |
Nói vậy là do lâu nay, khi bàn về các nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công chậm, đặc biệt trong năm 2019 này, thì một trong những nguyên nhân hàng đầu luôn được viện dẫn là do giao vốn chậm, phân bổ vốn chậm.
Nay sẽ không còn chuyện đó nữa, bởi ngay cuối năm 2019, toàn bộ 100% số vốn kế hoạch năm 2020 (là 220.000 tỷ đồng) đã được giao hết trong một lần, không còn chuyện giao nhiều lần như những năm trước. Thêm vào đó, theo nghị quyết của Quốc hội, thì trước ngày 31/12/2019, các bộ ngành, địa phương sẽ phải hoàn thành việc phân bổ vốn chi tiết, cụ thể cho các dự án.
Theo Luật Đầu tư công sửa đổi, giờ đây, Thủ tướng Chính phủ chỉ giao tổng mức, cơ cấu nguồn vốn, còn danh mục chi tiết và mức vốn của các dự án sẽ do các bộ, ngành, địa phương quyết định trên cơ sở tiêu chí, nguyên tắc theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Nếu việc này được thực hiện một cách nghiêm túc theo nghị quyết của Quốc hội, thì cả giao vốn, cả phân bổ vốn sẽ hoàn thành sớm. Đây là cơ sở quan trọng để ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2020, các dự án sử dụng vốn đầu tư công có thể bắt tay giải ngân, để không còn tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả” như trước.
Chưa kể, Luật Đầu tư công sửa đổi cũng sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2020, với nhiều thay đổi quan trọng, tạo thuận lợi nhất là về thủ tục đầu tư, để các dự án có thể triển khai nhanh hơn.
Điều đó có nghĩa, không còn lý do để chậm giải ngân vốn đầu tư công. Nếu có, vấn đề nằm ở các nguyên nhân chủ quan, chứ không phải ở thể chế, chính sách như lâu nay, các bộ ngành, địa phương vẫn “kêu”.
Trên thực tế, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng nhiều lần đặt câu hỏi rằng, vì sao cùng một thể chế, chính sách, mà có địa phương giải ngân nhanh, đạt 70-80%, thậm chí 90% kế hoạch, nhưng lại cũng có bộ, ngành, địa phương chỉ giải ngân được 20-30% kế hoạch. Phải chăng nguyên nhân nằm ở yếu tố chủ quan, ở sự chưa quyết liệt chỉ đạo của người đứng đầu?...
Trong câu chuyện này, có thể kể đến những nguyên nhân cốt yếu khác, như chậm giải phóng mặt bằng, chậm làm thủ tục quyết toán, năng lực nhà thầu hạn chế… Nhưng những nguyên nhân trên, nếu quyết liệt xử lý, cũng sẽ sớm được giải quyết.
11 tháng qua, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải ngân vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước mới đạt hơn 231.600 tỷ đồng, bằng 58,16% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 53,96% dự toán năm. Như vậy là khá chậm, chậm hơn cả năm ngoái. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ dự án, mà còn ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Trước thực trạng đó, Chính phủ đã yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành, địa phương “đi công trường” để thúc đầu tư công. Điều này cũng cần được đẩy mạnh trong năm 2020 để giải ngân đầu tư công nhanh hơn, nhất là trong bối cảnh điều kiện cần đầu tiên là vốn đầu tư đã được giải quyết.
Mặc dù vậy, cũng cần nhấn mạnh một điều rằng, giao vốn, phân bổ vốn, thậm chí là giải ngân vốn thôi chưa đủ, quan trọng hơn là phải làm sao nâng cao chất lượng, hiệu quả dòng vốn đầu tư công. Điều này phụ thuộc rất lớn vào sự lựa chọn của các bộ, ngành, địa phương. Lý do là, tuy số vốn bố trí cho năm 2020 là 220.000 tỷ đồng, tăng 11,7% so với dự toán năm 2019, nhưng sau khi loại trừ các khoản chi cụ thể, thì nguồn phân bổ còn lại của ngân sách trung ương chỉ khoảng 112.900 tỷ đồng.
Trong bối cảnh nguồn vốn còn hạn hẹp, các bộ, ngành, địa phương cần thận trọng, xem xét kỹ việc phân bổ vốn, theo đó, ưu tiên cho các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm; tập trung đẩy nhanh tiến độ để tránh tình trạng phân bổ vốn một cách tràn lan, manh mún như đã từng xảy ra. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
-
Đầu tư hơn 653 tỷ đồng cải tạo đường dây 220 kV Châu Đốc - Kiên Bình một mạch thành hai mạch -
TP.HCM ra "tối hậu thư" liên quan giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 3 -
Quảng Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án đầu tư lớn nhất miền Trung -
Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan sẽ thông xe kỹ thuật trong tháng 8/2025
-
Quảng Nam mở rộng Cụm công nghiệp Tam Mỹ Tây lên 50 ha -
Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định được giao thu hút 12.000 tỷ đồng vốn đầu tư -
Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng -
Chủ tịch Bình Định: Doanh nghiệp logistics cần đột phá trong 6 lĩnh vực -
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm -
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm -
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank