
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
-
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD
![]() |
Trước đó, Google bị Pháp xử phạt 267 triệu USD vì lạm dụng vị thế thống lĩnh trong quảng cáo trực tuyến. Ảnh: AFP |
Hệ điều hành Android của Google hiện đang chiếm thị phần lớn trên thị trường điện thoại thông minh, thậm chí vượt cả đối thủ iOS của Apple.
Theo thông báo ngày 14/9 của Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc, Google bị cáo buộc đã lợi dụng vị thế thị trường của mình để ngăn chặn các nhà sản xuất điện thoại thông minh như Samsung sử dụng hệ điều hành do các đối thủ phát triển.
Yonhap News đưa tin, Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc đã công bố quyết định của mình bằng tiếng Hàn, trong đó chỉ rõ Google đã yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại thông minh đồng ý với "thỏa thuận chống phân mảnh (AFA)" khi ký các hợp đồng quan trọng với tập đoàn này về giấy phép cửa hàng ứng dụng và quyền truy cập sớm vào hệ điều hành.
Thỏa thuận AFA đã ngăn cản các nhà sản xuất thiết bị thông minh cài đặt các phiên bản sửa đổi của hệ điều hành Android (được gọi là "Android fork") trên thiết bị cầm tay của họ, theo Yonhap News.
Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc cáo buộc rằng hành động trên của Google đã kìm hãm sự đổi mới sáng tạo trong việc phát triển hệ điều hành mới cho điện thoại thông minh. Cơ quan này đã yêu cầu Google ngừng ép buộc các đối tác ký thỏa thuận AFA và yêu cầu "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ thực hiện các bước khắc phục.
Trong khi đó, người phát ngôn của Google đáp trả rằng chương trình tương thích của Android đã thúc đẩy đổi mới phần cứng và phần mềm, đồng thời mang lại thành công cho các nhà sản xuất và nhà phát triển điện thoại của Hàn Quốc.
"Quyết định của Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc (KFTC) được đưa ra ngày 14/9 đã bỏ qua những lợi ích này và sẽ làm mất đi những lợi thế mà người tiêu dùng được hưởng. Google dự định sẽ kháng cáo quyết định của KFTC", người phát ngôn Google nói với đài CNBC.
Khoản tiền 177 triệu mà Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc tuyên phạt Google chỉ là số lẻ so với số liệu kinh doanh hàng quý của doanh nghiệp này. Quý trước, Alphabet, công ty mẹ của Google, đã ghi nhận doanh thu 61,88 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc bị tuyên phạt ngày 14/9 là thất bại mới nhất của Google tại Hàn Quốc. Cuối tháng 8, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một dự luật cho phép các nhà phát triển ứng dụng tránh phải trả khoản hoa hồng quá cao cho các nhà khai thác cửa hàng ứng dụng lớn, trong đó có Google, bằng cách hướng người dùng thanh toán qua các nền tảng thay thế.
Trong tháng 6, Ủy ban châu Âu đã tuyên bố mở cuộc điều tra mới để xác định liệu Google có ưu ái dịch vụ công nghệ quảng cáo trực tuyến của mình và vi phạm các quy định chống độc quyền không.
"Google thu thập dữ liệu để dùng cho các mục đích quảng cáo được xác định trước, doanh nghiệp này bán không gian quảng cáo và cũng hoạt động như một trung gian quảng cáo trực tuyến", Phó chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu Margrethe Vestager cho biết.
"Do đó, Google hiện diện ở hầu hết các cấp độ trong chuỗi cung ứng quảng cáo hiển thị trực tuyến. Chúng tôi lo ngại rằng Google đã khiến các dịch vụ quảng cáo trực tuyến của đối thủ khó cạnh tranh hơn trong cái gọi là công nghệ quảng cáo", Margrethe Vestager nói thêm.
Trước đó, Google bị Pháp xử phạt 267 triệu USD vì lạm dụng vị thế thống lĩnh trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Ngày 7/6, Cơ quan giám sát cạnh tranh Pháp tuyên bố Google đã kinh doanh các dịch vụ không công bằng và phân biệt đối xử đối với các đối thủ. Cơ quan này cho biết Google đã đồng ý nộp mức phạt trên và chấm dứt một số hoạt động ưu ái của họ.
Kết quả điều tra cho thấy Google đã ưu ái cho máy chủ quảng cáo DFP của họ, cho phép các nhà xuất bản nội dung trên website và các ứng dụng bán không gian quảng cáo của họ và nền tảng SSP cho phép trực tiếp tham gia vào hoạt động đấu giá quảng cáo trên thời gian thực RTB. Sau đó, các đối thủ của Google và các nhà xuất bản nội dung là đối tượng chịu hậu quả, Cơ quan giám sát cạnh tranh Pháp nhận định.

-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới -
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi không biến thương mại thành vấn đề chính trị hoặc an ninh -
Chủ tịch Fed: Không nên vội giảm lãi suất, cần phải chờ đánh giá tác động thuế quan
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách