-
Chuỗi hoạt náo của FE CREDIT: Nhộn nhịp khách hàng đến tư vấn và nhận quà -
Kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng khởi sắc trong năm 2025 -
Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân trước ung thư giai đoạn sớm -
SeABank được chấp thuận bán toàn bộ vốn tại Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service -
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025
Góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần ngân hàng không đúng quy bị phạt 200-250 triệu đồng
Chính phủ ban hành Nghị định 143/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Nghị định quy định, sẽ phạt tiền từ 200 đến 250 triệu đồng với các hành vi: Mua, nắm giữ cổ phần của tổ chức tín dụng khác không đúng điều kiện và vượt giới hạn quy định của NHNN; Hai là góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng không đúng quy định tại Luật các tổ chức tín dụng.
Như vậy, so với Nghị định 88, Nghị định mới bổ sung thêm quy định xử phạt vi phạm về hoạt động góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần.
Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Cụ thể, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Thứ nhất, hành vi tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng không đúng quy định pháp luật về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Thứ hai, hành vi không tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Thứ ba, vi phạm quy định về mức cho vay tiêu dùng tối đa theo quy định của pháp luật về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Thứ tư, không ban hành khung lãi suất cho vay tiêu dùng trong từng thời kỳ hoặc ban hành không đầy đủ các nội dung theo quy định pháp luật. ày
Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ bị phạt đến 150 triệu đồng
Ngoài các nội dung trên, Nghị định 143/2021/NĐ-CP cũng bổ sung nhiều quy định xử phạt các hành vi trong lĩnh vực thanh toán.
Cụ thể, phạt tiền từ 100-150 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện việc sử dụng thẻ trả trước vô danh trên môi trường internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động hoặc rút tiền mặt; chuyển mạch thẻ, bù trừ giao dịch thẻ, quyết toán giao dịch thẻ không đúng theo quy định pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng; chuyển thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code cho bên khác sử dụng; chấp nhận thanh toán thẻ mà không có hợp đồng thanh toán thẻ; sử dụng trái phép các thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code; thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ); lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 28. Cụ thể, phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: thuê, cho thuê, mua, bán thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh) với số lượng từ 10 thẻ trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; phát hành thẻ, thanh toán thẻ không đúng quy định của pháp luật; không từ chối thanh toán thẻ trong trường hợp sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch thẻ bị cấm theo quy định của pháp luật, thẻ đã được chủ thẻ thông báo bị mất, thẻ hết hạn sử dụng, thẻ bị khóa, sử dụng thẻ không đúng phạm vi đã thỏa thuận tại hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về phát hành và sử dụng thẻ.
Nghị định bổ sung Điều 28a vi phạm quy định về hoạt động đại lý thanh toán vào sau Điều 28. Cụ thể, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng hoặc sử dụng hoạt động đại lý thanh toán; tiếp nhận, xử lý tra soát, khiếu nại của khách hàng không đúng quy định của pháp luật; thu các loại phí ngoài biểu phí do bên giao đại lý quy định và công bố;...
Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng việc làm đại lý thanh toán để thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi giao dịch gian lận, giả mạo, chiếm đoạt tiền của khách hàng, hành vi giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện hoạt động giao đại lý, làm đại lý thanh toán không phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của cấp có thẩm quyền quyết định và văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có); bên đại lý thanh toán là tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đại lý cho bên thứ ba; giả mạo, mạo danh bên đại lý thanh toán...
Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2022.
-
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025 -
Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
Tín dụng bất động sản vẫn chảy vào doanh nghiệp -
Tiếp tục chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu trong vài ngày tới -
SHB và Tasco ký kết hợp tác toàn diện -
Chưa có hiện tượng tiền gửi "chạy" từ ngân hàng này sang ngân hàng khác
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả