Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Grab Việt Nam nói gì về độc quyền sau khi thâu tóm Uber?
Thùy Liên - 28/03/2018 14:01
 
Thâu tóm Uber khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), Grab đang đứng ở thế độc quyền giá cước, khiến người tiêu dùng lo lắng. Trong khi đó, Chủ tịch Grab Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Anh lại cho rằng, thương vụ này sẽ “tốt hơn” cho khách hàng!
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Grab Việt Nam
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Grab Việt Nam

Việc Grab thôn tính Uber đang khiến hãng taxi truyền thống, tài xế và người tiêu dùng lo lắng. Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng, với việc Grab thâu tóm Uber, nguy cơ độc quyền ngày càng lớn, đặc biệt là độc quyền định đoạt giá cước, độc quyền đưa ra mức chiết khấu với tài xế.

Trả lời câu hỏi của nỗi lo lắng độc quyền khi thị trường chỉ còn mỗi Grab một mình một chợ, ông Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, Grab hiểu nỗi lo lắng của người tiêu dùng, song việc sáp nhập sẽ “tốt hơn” cho người tiêu dùng trong lâu dài.

"Bây giờ khách hàng có thể rất vui khi được khuyến mãi nhiều, nhưng một công ty không bao giờ có thể khuyến mãi suốt đời. Và khách hàng sẽ sốc khi không còn khuyến mãi nữa. Do đó, để công ty hoạt động có lời, phát triển bền vững, giá cả hợp lý, ổn định lâu dài… sẽ tốt hơn cho khách hàng”, ông Tuấn Anh nói.

Không tiết lộ con số lợi nhuận cụ thể, song lãnh đạo Grab Việt Nam khẳng định Grab có thu nhập tốt ở thị trường Việt Nam và  cũng rất tự tin ở thị trường Việt Nam. Hiện tại, công ty cũng đang xúc tiến tìm đối tác chiến lược ở Việt Nam.   

Liên quan đến thương vụ thâu tóm Uber của Grab, hôm qua (27/3), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã gửi công văn hỏa tốc yêu cầu Grab cung cấp tài liệu liên quan đến việc mua lại Uber cũng như hợp đồng Grab mua lại Uber tại Đông Nam Á trước ngày 3/4/2018. Việc

Để có căn cứ xem xét, đánh giá việc mua lại theo quy định của pháp luật cạnh tranh, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị Grab phối hợp cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc mua lại nêu trên và hợp đồng mua lại Uber tại Đông Nam Á.

Theo quy định việc Grab mua lại Uber tại Đông Nam Á thì doanh nghiệp này phải gửi thông báo đến cơ quan quản lý cạnh tranh về vụ mua bán, để cơ quan chức năng xem xét về ảnh hưởng mức độ cạnh tranh trước và sau khi mua bán. Nếu không ảnh hưởng đến cạnh tranh hoặc ảnh hưởng không đáng kể, hoặc ảnh hưởng đáng kể nhưng rơi vào một số trường hợp miễn trừ, thì thương vụ mới được phép tiến hành.

Trong thực tế, Grab đã hoàn tất thương vụ mua lại Uber mà không báo cáo cơ quan chức năng.   
Ngay khi Grab ra thông báo hoàn tất thương vụ, Uỷ ban quản lý cạnh tranh Singapore cũng đã yêu cầu Grab, Uber gửi báo cáo, “làm rõ chi tiết” về thoả thuận mua lại giữa hai doanh nghiệp này. Đại diện Uỷ ban này cho hay, cơ quan này có quyền xem xét bất kỳ thương vụ sáp nhập hoặc mua lại nào có ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường. 

Uber ngừng hoạt động tại Việt Nam, chuyển giao cho Grab vào 8/4
Chỉ ít ngày nữa, ứng dụng gọi xe Uber sẽ không thể sử dụng tại Việt Nam. Trung tâm Greenlight Hubs hỗ trợ cho tài xế Uber đã dừng hoạt động vào...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư