
-
Muốn dùng nhiều năng lượng tái tạo phải đầu tư lớn hệ thống truyền tải và lưu trữ
-
Đại biểu Quốc hội cảnh báo nguy cơ có “Việt Á” trong chọn sách giáo khoa
-
Thừa Thiên Huế: Du lịch thu gần 3.000 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2023
-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng “khẳng định lại một lần nữa” về phân cấp đầu tư công
-
Kinh tế Bình Dương bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng -
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)
Điểm sáng trong tăng trưởng quý I/2023 đến từ một số ngành công nghiệp (linh kiện điện tử, máy văn phòng; ô tô và phụ tùng; sản xuất điện) và các hoạt động thương mại, vận tải, lưu trú, ăn uống.
Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh trong quý I/2023 bằng 112,3%; trong đó: ngành khai khoáng bằng 61,4%, chỉ số chung giảm 0,04 %; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng 112,5%, chỉ số chung tăng 11,1 %; ngành sản xuất và phân phối điện bằng 112,5%, chỉ số chung tăng 1,3 %; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải bằng 105,8%, chỉ số chung tăng 0,05 %.
![]() |
Tăng trưởng kinh tế (GRDP) tỉnh Hải Dương trong Quý I/2023 đạt khoảng 8,35%. Ảnh: Thành Chung |
Về việc giải ngân vốn đầu tư công, tính hết quý I/2023, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý là 740,3 tỷ đồng, đạt 12,8% kế hoạch năm, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù tỉnh đã ban hành nhiều giải pháp quyết liệt ngay từ đầu năm; thêm vào đó là nhiều thuận lợi về giá vật liệu xây dựng khá ổn định, thủ tục hành chính cải cách mạnh mẽ và thực chất. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn chủ yếu như: việc đấu giá đất để tạo nguồn vốn đầu tư gặp khó khăn, công tác bồi thường giải phóng mặt vằng vẫn chậm, chưa có nhiều chuyển biến; chưa có quỹ đất và mặt bằng sach để đấu giá thu hút các nhà đâu tư thực hiện dự án... Vì vậy, trong 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hải Dương giảm so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong quý I/ 2023 đạt 10.538 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt 986 tỷ đồng, giảm 10,2%; vốn ngoài nhà nước đạt 6.626 tỷ đồng, tăng 13,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2.926 tỷ đồng, tăng 24,9%.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh đã thu hút được 10 dự án mới với số vốn đăng ký là 33,2 triệu USD (quý I năm 2022 thu hút 02 dự án). Tất cả các dự án đều thuộc lĩnh vực công nghiệp; trong đó, nhà đầu tư Trung Quốc là lớn nhất với 03 dự án, tổng vốn đăng ký là 11,5 triệu USD.
Luỹ kế các dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực tính đến quý I là 496 dự án, với tổng vốn đăng ký 9.246 triệu USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt trên 7,7 tỷ USD. Các dự án FDI thu hút trên 200.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp.
Tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh tính đến 31/3 đạt 5.485 tỷ đồng, bằng 31,1% dự toán năm, bằng 94,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa ước đạt 4.638 tỷ đồng, thu qua Hải quan đạt 840 tỷ đồng.
![]() |
Tăng trưởng kinh tế quý I năm 2023 của 20 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Nguồn: Cục thống kê Hải Dương |
UBND tỉnh Hải Dương cũng đã đề xuất đầu tư hơn 600 tỷ đồng vào các dự án xây dựng giao thông cụ thể: hơn 564 tỷ đồng xây dựng đường vào khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; thêm 29 tỷ đồng xây dựng từ quốc lộ 37 vào chùa Côn Sơn; 60 tỷ đồng xây dựng đường dẫn cầu Hải Hưng. Các dự án này góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trong quyết định số 74/QĐ-UBND do tỉnh ban hành về kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn năm 2023-2025. Riêng năm 2023, tỉnh dự kiến triển khai 188 dự án (179 dự án phát triển nhà ở thương mại và 09 dự án nhà ở xã hội) với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 5,4 triệu m2.
Tổng nguồn vốn huy động cho phát triển các loại nhà ở giai đoạn 2023 – 2025 là khoảng 147.619 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 29.152 tỷ đồng; vốn dự kiến đầu tư xây dựng công trình nhà ở là 118.467 tỷ đồng.
Trong năm 2023, vốn huy động cho phát triển các loại nhà ở sẽ là khoảng 50.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 19.696 tỷ đồng; vốn dự kiến đầu tư xây dựng công trình nhà ở là 39.094 tỷ đồng.
Hải Dương đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô nền kinh tế trong 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; là trung tâm công nghiệp động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng.

-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng “khẳng định lại một lần nữa” về phân cấp đầu tư công -
Kinh tế Bình Dương bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng -
“Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo" -
Thái Bình hướng tới mục tiêu Top 20 PCI -
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Quyết tâm công phá tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm -
Đất nước không thiếu người tài, nhưng chính sách tiền lương cần đủ mạnh -
Đại biểu Quốc hội nêu điểm khó trong xử lý cán bộ né tránh trách nhiệm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/6
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói gì về quy chuẩn có thể khiến hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa
-
3 Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp thanh toán nghĩa vụ trái phiếu đáo hạn năm 2023
-
4 Trái chủ và cơn uất nghẹn lịch sử: Bài 2: “Con kiến leo cành cụt…”
-
5 Điểm sáng trong bức tranh kinh tế xám màu
-
New Viet Dairy - Khẳng định vị thế trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối thực phẩm, nguyên liệu
-
Manulife Việt Nam tiếp tục tri ân khách hàng
-
Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 ngành bảo hiểm
-
Vietnamobile mời thầu nâng cấp hệ thống tủ đĩa IBM Storage
-
Herbalife gia hạn chương trình hợp tác kéo dài một thập kỷ - Nhà tài trợ dinh dưỡng chính thức của Cristiano Ronaldo
-
Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 ngành Dược - Thiết bị Y tế