-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mark Rutte. |
Thủ tướng đến Việt Nam trong vòng 1 ngày với rất nhiều công việc. Vậy đâu là những kết quả lớn nhất trong chuyến thăm này, thưa ông?
Đầu tiên tôi đã lên kế hoạch thăm Việt Nam trong 3 ngày, nhưng vì có rất nhiều việc đột xuất, nên tôi chỉ có thể ở Việt Nam được 1 ngày.
Thực ra, tháng 6/2014, tôi đã thăm Việt Nam và lần này, tôi được chứng kiến Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ, phát triển bền vững hơn và tôi thực sự ấn tượng về điều đó. Người dân Việt Nam rất đáng mến và làm việc chăm chỉ.
Tôi đã hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, có các cuộc gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ngoài ra, chúng tôi cũng gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Trong chuyến thăm này còn có đại diện của hơn 70 doanh nghiệp Hà Lan. Một số hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được ký kết với các đối tác Việt Nam trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, quản lý nước, năng lượng gió ngoài khơi và logistics. Tôi cho rằng, chuyến thăm này rất hữu ích, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước.
Đâu sẽ là trọng tâm hợp tác song phương giữa hai nước trong thời gian tới, thưa Thủ tướng?
Trước đây, hợp tác giữa hai nước chủ yếu tập trong lĩnh vực nông nghiệp, thì nay tập trung thêm vào các ngành khác như quản lý nước, năng lượng gió ngoài khơi, logistics và chuyển đổi năng lượng. Hà Lan có thể đem tới Việt Nam nhiều công nghệ hiện đại trong những lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Nhưng về tổng thể, tôi muốn nói rằng, quan hệ song phương giữa hai nước đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là về hợp tác kinh tế.
Chuyến thăm của tôi lần này là nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương giữa hai nước. Tôi kỳ vọng rằng, sau chuyến thăm này, hợp tác song phương về kinh tế, thương mại và đầu tư sẽ được tăng cường hơn nữa.
Thủ tướng đánh giá thế nào về đầu tư của Hà Lan vào Việt Nam hiện nay, cũng như triển vọng trong thời gian tới?
Hà Lan hiện là nhà đầu tư lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam (với khoảng 9,55 tỷ USD vốn đăng ký). Hà Lan cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU tại Việt Nam (thương mại song phương năm 2018 đạt 7,8 tỷ USD), sau Đức.
Chúng tôi tự hào rằng, nhiều doanh nghiệp Hà Lan đang làm ăn rất tốt tại Việt Nam, như FrieslandCampina, De Heus, Unilever, Philips, AkzoNobel, Shell và Damen. Các doanh nghiệp này đang hoạt động tại nhiều địa phương và hợp tác rất tốt với các đối tác Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này của tôi, có đại diện của hơn 70 doanh nghiệp Hà Lan đi cùng. Điều thú vị là, các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như nông nghiệp, nước, logistics và năng lượng gió ngoài khơi. Họ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam và cũng muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để triển khai các dự án tại Hà Lan.
Hiện nay, ngày càng nhiều công ty Hà Lan sang Việt Nam làm ăn, mở rộng đầu tư. Tôi tin tưởng rằng, số lượng doanh nghiệp Hà Lan sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang được kỳ vọng ký kết trong năm nay. Thủ tướng đánh giá thế nào về tầm quan trọng của hiệp định này đối với hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Hà Lan?
Tại các cuộc gặp của tôi với các lãnh đạo Việt Nam, chúng tôi cũng nói về EVFTA. Hiệp định này rất quan trọng, giúp giảm và bãi bỏ nhiều loại thuế quan và các rào cản thương mại. Tôi hoàn toàn ủng hộ hiệp định này, bởi đây sẽ là động lực mới cho hai nước tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư.
Phát triển bền vững là một trong những thế mạnh của Hà Lan. Trong chuyến thăm này của Thủ tướng, hai nước đã hợp tác và chia sẻ những kinh nghiệm gì liên quan đến vấn đề này?
Về phương diện này, phải nói rằng, chúng tôi cũng có thể học hỏi từ Việt Nam, vì Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề. Ví dụ, ở Đồng bằng sông Cửu Long, hàng triệu người đang sinh sống và chịu tác động trực tiếp bởi những thay đổi về môi trường và thiên nhiên. Tuy nhiên, người dân nơi đây dường như đang thích nghi tốt với thiên nhiên, thay vì chống lại thiên nhiên.
Chúng tôi có thể chia sẻ nhiều kinh nghiệm với Việt Nam và chúng tôi đã thảo luận với phía Việt Nam. Chúng tôi có thể hỗ trợ Việt Nam thực hiện các chính sách hiện có và phát triển các chính sách mới. Hai bên đã thảo luận về các cơ hội để cải thiện ngành logistics của Việt Nam, như phát triển giao thông đường thủy nội địa ở Đồng bằng sông Cửu Long, hiện đại hóa cảng biển...
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025