-
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Về tham dự Lễ Khai hội xuân chùa Tam Chúc có Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội Phật Giáo Việt Nam, trụ trì chùa Tam Chúc, cùng các tăng ni của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và hàng vạn phật tử khắp nơi đến tham dự.
Toàn cảnh ngôi chùa hoành tráng đang được xây dựng ở Hà Nam
Truyền thuyết kể lại rằng, Ba Sao gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.
Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng lung linh. Sau đó người đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao đó. 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa Thất Tinh sau này được đổi thành chùa Ba Sao (chùa Tam Chúc) thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh trống khai hội xuân chùa Tam Chúc
Các vị lãnh đạo về tham dự Lễ Khai hội xuân chùa Tam Chúc.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, cấp ủy chính quyền 4 tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nội, sáng ngày 16/2, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Khai hội chùa Tam Chúc xuân Kỷ Hợi – 2019.
Đây là Lễ hội được phục dựng lại cách đây 1.000 năm trên tuyến đường hành hương kết nối di sản: Chùa Vàng – Tràng An – Cố đô Hoa Lư – Chùa Bái Đính – Vân Long (Ninh Bình) – Chùa Đồng Tâm (Hòa Bình) – Chùa Tam Chúc (Hà Nam) – Chùa Hương Sơn – Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Đây là Lễ hội được phục dựng lại cách đây 1.000 năm trên tuyến đường hành hương kết nối di sản.
Sau chương trình văn nghệ chào mừng, Lễ hội xuân Chùa Tam Chúc tổ chức nghi lễ Niệm Phật cầu gia hộ; nghi lễ thỉnh chuông, đánh trống khai hội; lễ dâng hương cầu Quốc thái dân an; lễ rước nước ở hồ Tam Chúc; rước chuông bình an, rước nước lên chùa Ngọc.
Đây là sự kiện mở đầu chào mừng Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc (Vesak) 2019 diễn ra từ ngày 12/5 đến 14/5/2019 tại Chùa Tam Chúc và cũng là lễ hội khai xuân được tổ chức hàng năm để cầu nguyện Quốc thái dân an.
Ngay từ sáng hàng vạn phật tử đã về chùa Tam Chúc tham dự lễ Khai hội
Lễ hội chùa Tam Chúc được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam coi là bước tổng duyệt để tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019, phục dựng lại lễ hội truyền thống từ thời Đinh cách đây hơn 1.000 năm, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa quê hương, tạo điều kiện để nhân dân và Phật tử trong và ngoài nước đến Khu Tâm linh Chùa Tam Chúc, một kiệt tác về kiến trúc phật giáo của đất nước Việt Nam.
Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh, thể hiện truyền thống hướng về cội nguồn của người dân Việt Nam. Cho nên, cứ mỗi dịp đầu xuân, người dân cũng như du khách lại hành hương về các ngôi chùa để tham gia lễ hội và cầu mong cho một năm mới nhiều tài lộc, may mắn...
Tại chùa Tam Chúc những ngày đầu xuân này, đã có hàng nghìn du khách thập phương về dâng hương khấn Phật và tham quan cảnh chùa. Thời tiết mát mẻ, không mưa trong ngày khai hội rất thuận lợi cho du khách khi về với chùa Tam Chúc.
Một số hình ảnh tại Lễ khai hội xuân chùa Tam Chúc:
Tại chùa Tam Chúc, những ngày đầu xuân này, đã có hàng nghìn du khách thập phương về dâng hương khấn Phật và tham quan cảnh chùa.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Tam Chúc - phát biểu khai mạc lễ hội.
Thuyền lấy nước ở hồ Tam Chúc
Nước được rước lên bờ
Sau đó được đoàn kiệu đưa lên chùa Ngọc nằm ở trên cao
Chùa Ngọc nằm ở khu núi trên cao
Đoàn rước nước về đến chùa Ngọc
Các sư thầy làm lễ rước nước.
-
Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11 -
Mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ -
Giữ gìn, phát huy, lan tỏa Di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh -
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024
-
Di sản văn hóa - nguồn lực phát triển đất nước -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam -
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025