
-
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm 2025 đạt mức tăng trưởng vượt trội
-
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil
-
Nửa đầu năm 2025, tăng trưởng của TP.HCM mới đạt 6,56%
-
Nghệ An làm việc với Tập đoàn SK (Hàn Quốc) thu hút đầu tư -
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan
![]() |
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội trong tháng cận Tết tăng 1,23% |
Báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho thấy, trong tháng 12, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,5% so với tháng trước (lương thực tăng 0,86%; thực phẩm tăng 3,35%; ăn uống ngoài gia đình tăng 5%); giao thông tăng 0,49%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,43%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,18%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại tăng 0,07%-0,14%.
Theo Cục Thống kê thành phố, CPI bình quân năm 2019 tăng 3,77% so với bình quân cùng kỳ năm trước, do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,83% so với năm 2018 (bình quân năm 2018 tăng 4,13%) chủ yếu là do sự tăng giá của nhóm hàng thực phẩm (tăng 5,9%), trong đó: Thịt gia súc tươi sống tăng 10,01%; gia cầm tươi sống tăng 5,85%; thịt chế biến tăng 7,02%; thủy hải sản tươi sống 4,95%; rau xanh tăng 10,19%.
Đáng chú ý, dịch tả lợn châu Phi đã làm chết khoảng 543,7 nghìn con lợn, trong khi đó nguy cơ bùng phát dịch vẫn còn rất cao nên việc tái đàn còn hạn chế, điều này khiến nguồn cung thịt lợn ngày càng khan hiếm, thêm vào đó Tết Nguyên đán năm nay đến sớm nên giá tăng cao từ quý IV năm nay.
Giá thịt lợn tăng cao khiến người tiêu dùng chuyển sang các loại thực phẩm khác thay thế nên giá các loại thịt bò, gà, vịt, tôm, cá cũng tăng theo. Bên cạnh giá thực phẩm tăng cao, chi phí nhân công cũng tăng nên chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 3,93%. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,53% so bình quân năm 2018, chủ yếu do tăng giá công sửa chữa nhà ở, điện nước tăng 13,01%; giá điện tăng 11,71%; vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 4,05%.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,12% so bình quân năm trước, chủ yếu do một số dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019. Nhóm giáo dục tăng 9,38% so với năm 2018 (bình quân năm 2018 tăng 7,70%) do thực hiện mức thu học phí mới theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND Thành phố và giá học phí một số trường đại học, cao đẳng điều chỉnh tăng trong khung quy định.
Trong tháng 12, giá vàng giảm 0,6% so với tháng trước; giá USD của các ngân hàng giảm nhẹ 0,09%. Bình quân năm 2019, giá vàng tăng 8,48% so với bình quân năm 2018; giá USD tăng 1,04%.

-
Nửa đầu năm 2025, tăng trưởng của TP.HCM mới đạt 6,56% -
Nghệ An làm việc với Tập đoàn SK (Hàn Quốc) thu hút đầu tư -
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan -
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil -
Sẽ có học bổng và tín dụng ưu đãi sau tốt nghiệp cho nhân lực công nghệ cao -
Tháng 10/2025 sẽ trình Quốc hội Dự án Luật Thương mại điện tử -
Tháo gỡ vướng mắc các dự án để tạo đột phá tăng trưởng cho tỉnh Gia Lai
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower