Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Hà Nội có 600 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Mùi
Duy Hữu - 20/12/2014 10:45
 
Để phục vụ nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, Sở Công thương TP. Hà Nội đã chỉ đạo 13 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá trên địa bàn Thành phố dự trữ đúng số lượng hàng hóa đã cam kết.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Yêu cầu DN kê khai giá sữa bán buôn và bán lẻ
Hàng Việt “phủ sóng” siêu thị
Công bố giá bán buôn của 141 sản phẩm sữa

Theo Sở Công thương TP. Hà Nội, nhu cầu hàng hóa của nhân dân Thủ đô bình quân trong tháng khoảng 74.000 tấn gạo, 11.600 tấn thịt lợn, 4.600 tấn thịt gà, 102 triệu quả trứng gia cầm, 4,2 triệu lít dầu ăn... Trong đó, Hà Nội tự cung cấp được khoảng 15.900 tấn gạo, 25.000 tấn thịt lợn, 5.200 thịt gà...

Một điểm bán hàng bình ổn giá của Hà Nội

Để phục vụ nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, Sở Công thương đã chỉ đạo 13 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá trên địa bàn Thành phố dự trữ đúng số lượng hàng hóa đã cam kết, tương ứng với số vốn 276,75 tỷ đồng được Thành phố tạm ứng. Sở cũng chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trong dịp tết, góp phần đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thị trường.

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu: Các sở, ngành liên quan, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá cần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Sở Công thương, căn cứ vào dự báo nhu cầu tiêu dùng, chỉ đạo các doanh nghiệp tham gia chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân trong dịp cuối năm, đặc biệt không được để tăng giá.

Sở Công thương phối hợp với Sở TT&TT chỉ đạo tuyên truyền công khai hơn 600 điểm bán hàng bình ổn giá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, phối hợp với Sở Y tế, Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở Công thương và Sở Tài chính chịu trách nhiệm về niêm yết và quản lý giá niêm yết hàng hóa. Phó Chủ tịch cũng yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trong dịp Tết.

Đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu phải đảm bảo số lượng hàng, nguồn hàng, chất lượng các mặt hàng thiết yếu và bán đúng giá cam kết, đặc biệt, quan tâm đưa hàng bình ổn giá về nông thôn, vùng sâu, vùng xa để phục vụ nhu cầu đón Tết của nhân dân trên toàn địa bàn Thành phố.

Doanh nghiệp tìm cách gỡ gạc mùa Tết

(Baodautu.vn) Chưa đầy 2 tuần nữa là đến Tết Giáp Ngọ 2014, các doanh nghiệp đang rốt ráo đẩy mạnh kinh doanh với những giải pháp không mới, nhưng ít nhiều giúp họ gỡ gạc được phần nào doanh thu. Phòng ngộ độc thực phẩm Tết bằng máy Lin8 Pro Hội chợ Xuân Giảng Võ sẽ có "sản vật tiến vua"  

Mập mờ chất lượng bánh kẹo dịp Tết

Tết Nguyên đán cận kề, cũng là thời điểm sức mua của thị trường bánh, mứt, kẹo, đồ khô... tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn tỏ ra lo ngại trước thông tin các loại hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ bày bán trên thị trường.

Sẽ giao hàng Tết cả đêm nếu cần

(Baodautu.vn) Năm nay, do thời gian từ Tết Dương lịch đến Tết Âm lịch 2014 chỉ cách nhau 1 tháng, nên thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất và các nhà bán lẻ tại TP.HCM đang phải chạy đua để đảm bảo cung ứng hàng Tết, tránh hiện tượng khan hàng, sốt giá.  Mưu hèn, kế bẩn trốn thưởng Tết Tết nguyên Đán 2014: Không lo tăng giá hàng thiết yếu

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư