-
Du lịch Tết Nguyên đán 2025: Lượng tìm kiếm chỗ ở của khách quốc tế tăng 139% -
Bình Định thiếu chỗ để khách “tiêu tiền” -
Trong 10 năm, có hơn 7.500 du khách, nhà thám hiểm chinh phục hang Sơn Đoòng -
Loạt điểm đến Sun World nhuộm sắc đỏ cờ mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam -
Đề xuất mở rộng đối tượng miễn phí tham quan phố cổ Hội An -
Băng dày 5 mm phủ đỉnh Fansipan, hiện tượng kỳ thú những ngày đầu năm mới 2025
Khách du lịch quốc tế dự kiến vượt 75% mục tiêu cả năm 2023
Tháng 9/2023, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 397.200 lượt khách, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022, tăng 4% so với tháng 8/2023; khách du lịch nội địa ước đạt 1,65 triệu lượt khách, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 8% so với tháng 8/2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng hơn 7.760 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 4% so với tháng 8/2023.
9 tháng đầu năm 2023, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 3,2 triệu lượt khách, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2022. (Ảnh: Hồng Hạnh) |
9 tháng đầu năm 2023, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 3,2 triệu lượt khách, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2022; khách du lịch nội địa ước đạt 15,7 triệu lượt khách, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 69.300 tỷ đồng, tăng 66,9% với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 9, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 57,6%, tăng 13,8% so với cùng kỳ, tăng 0,6% so với tháng 8/2023. Ước 9 tháng đầu năm 2023, công suất trung bình khối khách sạn ước đạt 61%, tăng 27% so với cùng kỳ.
Theo số liệu báo cáo tính đến ngày 13/9/2023 trên địa bàn Hà Nội có 1.608 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; 368 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; 32 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch; 7 văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài; 5.181 hướng dẫn viên du lịch quốc tế; 2.133 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 90 hướng dẫn viên du lịch tại điểm đang hoạt động.
Trong 9 tháng đầu năm, ngành du lịch của Thủ đô vẫn tiếp tục có sự phục hồi ấn tượng, đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong 3 quý đầu năm 2023.
Đáng chú ý, ngành kinh tế xanh Hà Nội đã vượt trên 50% tất cả các chỉ tiêu phát triển du lịch cả năm, trong đó lượng khách du lịch quốc tế dự kiến vượt 75% mục tiêu cả năm.
TP Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu số lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2023 đạt trên 22 triệu lượt khách, tăng 17,6% so với năm 2022, gồm: 3,0 triệu lượt khách quốc tế (trong đó khoảng 2,1 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng gấp 2 lần so với năm 2022 và 19 triệu lượt khách nội địa, tăng 10,5% so với năm 2022; Tổng thu từ khách du lịch đạt 77.000 tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm 2022. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt trên 45%, tăng 5 điểm % so năm 2022.
Ngành du lịch Thủ đô đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp bao gồm: phát triển các điểm đến, xây dựng các tour, nhóm sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, tổ chức đa dạng các hoạt động du lịch sôi nổi, hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước.
Các hoạt động tuyên truyền quảng bá đã giới thiệu được nhiều điểm đến hấp dẫn cho du khách. Hà Nội tiếp tục được các chuyên trang, tạp chí du lịch uy tín đánh giá cao về mức độ hấp dẫn du lịch trong năm 2023.
Để du lịch Thủ đô tiếp tục tăng tốc phục hồi sau đại dịch Covid-19, từ nay đến cuối năm 2023, Hà Nội sẽ tăng cường chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành, điểm đến, các cơ sở dịch vụ du lịch xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo tập trung vào các sản phẩm thể mạnh của Thủ đô như: du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm, du lịch thể thao, du lịch MICE, du lịch golf, du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời, tổ chức chương trình khảo sát cho các doanh nghiệp lữ hành khảo sát các sản phẩm du lịch tại Hà Nội và các địa phương như: các tỉnh Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng…
Kết nối du lịch Sóc Sơn - Mê Linh - Đông Anh
Ngày 28/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Hội nghị triển khai về ứng xử văn minh du lịch, du lịch cộng đồng cho dân cư năm 2023.
Sóc Sơn là huyện nằm ở phía Bắc Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 30km, là vùng đất có giá trị tài nguyên du lịch cả về thiên nhiên và văn hóa.
Trong đó phải kể đến sự đa dạng về địa hình với hệ thống đồi, núi, hồ, rừng rộng lớn, nằm xen kẽ nhau tạo thành cảnh quan thiên nhiên rất phong phú, trữ tình, trong đó có nhiều địa điểm nổi tiếng như: Núi Sóc, núi Đôi, hồ Đồng Quan, hồ Đồng Đò, hồ Hàm Lợn với tổng diện tích mặt nước lên đến hàng nghìn ha…
Đặc biệt, huyện Sóc Sơn có 341 di tích lịch sử văn hóa và nơi thờ tự với 174 lễ hội được tổ chức hằng năm. Trong đó, có 1 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 16 di tích xếp hạng di tích quốc gia, 44 di tích được xếp hạng thành phố; 2 di sản văn hóa phi vật thể thế giới: Lễ hội Gióng - đền Sóc, Nghi lễ và trò chơi kéo mỏ - xã Xuân Thu.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, huyện Sóc Sơn nằm trong nghiên cứu không gian quy hoạch du lịch của TP. Hà Nội đến năm 2030.
Trong đó, cụm du lịch núi Sóc - hồ Đồng Quan được xác định là một trong 6 cụm du lịch trọng điểm của Hà Nội với các sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch văn hóa, tâm linh gắn với hội Gióng và hệ thống đền chùa, các công trình tôn giáo; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cuối tuần gắn với hồ Đồng Quan, hồ Đồng Đò...; du lịch thể thao, vui chơi giải trí, trường đua ngựa Sóc Sơn.
Dự kiến quy mô buồng phòng của cụm du lịch đến năm 2030 là 5.000 buồng phòng.
Về kế hoạch phát triển du lịch của địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho biết, thời gian qua, Sóc Sơn đã có nhiều mô hình du lịch, nhiều vùng sản xuất tập trung hình thành trở thành điểm tham quan, trải nghiệm cho du khách.
Để khai thác du lịch Sóc Sơn hiệu quả hơn, Phó Chánh Văn phòng Sở Du lịch Bùi Đức Thuận cho biết, thời gian tới, Sở Du lịch sẽ phối hợp, đồng hành cùng huyện Sóc Sơn triển khai nhiều kế hoạch, trong đó ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở lưu trú cao cấp (khách 4-5 sao, khu nghỉ dưỡng quy mô lớn) dọc tuyến Nhật Tân - Nội Bài, đường Vành đai 4, khu vực núi Sóc - hồ Đồng Quan…
Bên cạnh đó, Sở sẽ phối hợp xây dựng các tuyến du lịch kết nối các điểm đến trong khu vực 3 huyện (Sóc Sơn - Mê Linh - Đông Anh), cũng như các điểm đến tại các quận, huyện lân cận và các tỉnh, TP khác để hình thành các tuyến du lịch hoàn chỉnh, có thời gian lưu trú ngày.
Thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ hỗ trợ huyện Sóc Sơn tổ chức các đoàn famtrip với sự tham gia của các đơn vị lữ hành để khảo sát điểm đến, xây dựng sản phẩm mới. Trong đó, các đơn vị sẽ đẩy mạnh du lịch nông nghiệp và du lịch tâm linh; quảng bá các sản phẩm OCOP, ẩm thực gắn với du lịch, tiêu biểu…
-
Trong 10 năm, có hơn 7.500 du khách, nhà thám hiểm chinh phục hang Sơn Đoòng -
Loạt điểm đến Sun World nhuộm sắc đỏ cờ mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam -
Đề xuất mở rộng đối tượng miễn phí tham quan phố cổ Hội An -
Băng dày 5 mm phủ đỉnh Fansipan, hiện tượng kỳ thú những ngày đầu năm mới 2025 -
30 năm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long -
Hai di tích trong khu phố cổ Hà Nội thu phí tham quan từ ngày 2/1 -
Sắp triển khai công viên nước “Cá chép hóa rồng” tại CaraWorld: Điểm đến mới của Cam Ranh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả