
-
Hà Nội công nhận thêm 14 làng nghề, làng nghề truyền thống và nghề truyền thống
-
Hà Nội tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
-
Quỹ Hy Vọng: Thắp lên hy vọng làm cha mẹ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn
-
Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước -
Hà Nội tạm di dời 9 hộ dân để khoan ngầm metro Nhổn - Ga Hà Nội
Ngày 15/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với huyện Quốc Oai về kết quả thực hiện công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I (2021-2025).
![]() |
Nhà văn hóa cộng đồng tại xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai được Thành phố Hà Nội hỗ trợ kinh phí đầu tư. |
Tại huyện Quốc Oai – vùng cửa ngõ phía Tây Hà Nội, hai xã miền núi là Đông Xuân và Phú Mãn, với dân số hơn 7.200 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường (chiếm 75,1%), cùng với các dân tộc khác như Tày, Nùng, Dao, Thái, Sán Dìu, La Hủ, Khơ Mú..., đã và đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ nhờ sự đầu tư bài bản, quyết liệt của thành phố Hà Nội.
Được xác định là khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển bền vững, 2 xã miền núi của huyện Quốc Oai đã được đầu tư hơn 241 tỷ đồng, triển khai 21 dự án hạ tầng, kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021-2025. Các dự án trải rộng từ nâng cấp trường học, trạm y tế, hạ tầng giao thông, đến đầu tư nông nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất, văn hóa và môi trường.
Tính đến cuối năm 2024, đã có 20/21 dự án hoàn thành, đi vào vận hành. Trong đó, hệ thống giao thông tại Đông Xuân và Phú Mãn được nâng cấp rõ rệt, giúp kết nối thuận lợi hơn với trung tâm huyện và các vùng lân cận. Nhờ vậy, hàng hóa nông sản được tiêu thụ dễ dàng hơn, dịch vụ du lịch sinh thái bắt đầu được quan tâm khai thác, và đời sống người dân từng bước cải thiện.
Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, ông Hoàng Nguyên Ưng chia sẻ: “Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đã tạo bước đệm quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội ở vùng dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả rõ rệt”.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở các con số hay công trình, điều quan trọng hơn là chất lượng sống và cơ hội phát triển của người dân đã được nâng lên một bước. Học sinh được đến trường trong điều kiện tốt hơn, người dân có thể tiếp cận y tế, dịch vụ công dễ dàng hơn, những lễ hội văn hóa dân tộc được tổ chức bài bản, góp phần gìn giữ bản sắc địa phương.
Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại trong giai đoạn 2021-2025, huyện Quốc Oai cũng đã chủ động xây dựng định hướng cho giai đoạn tiếp theo 2026-2030.
Theo ông Hoàng Nguyên Ưng, địa phương sẽ tập trung huy động tối đa các nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, lấy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm nền tảng, gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm bản địa để thúc đẩy kinh tế cộng đồng.
Một trong những định hướng quan trọng được nhấn mạnh tại buổi làm việc là việc kết nối vùng đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bằng và đô thị, không chỉ về mặt hạ tầng mà còn về dịch vụ, cơ hội kinh tế, giáo dục, và truyền thông. Điều này sẽ giúp thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các khu vực, tạo nền tảng cho sự hòa nhập và phát triển toàn diện.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Nguyên Quân, Phó Giám đốc phụ trách Sở Dân tộc và Tôn giáo Hà Nội, đề nghị huyện Quốc Oai sớm hoàn tất việc thanh quyết toán các dự án đã hoàn thành, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án còn lại.
Ông Nguyễn Nguyên Quân cũng lưu ý, đối với các đề xuất như đào tạo nghề, phát triển sản xuất, phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc, huyện cần xây dựng đề án cụ thể, chi tiết để trình thành phố phê duyệt và hỗ trợ.
Hướng tới một tương lai phát triển toàn diện, những bước đi hôm nay tại Đông Xuân, Phú Mãn không chỉ là những con đường bê tông hóa, những lớp học mới xây hay trạm y tế khang trang, mà còn là hành trình “thắp lửa” niềm tin cho đồng bào nơi vùng cao ngoại thành Hà Nội.
Trong đó, mỗi dự án không đơn thuần là công trình, mà là “mạch sống” kết nối niềm tin, là bước đệm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi huyện Quốc Oai chủ động vươn lên, giữ gìn bản sắc, đồng thời bắt nhịp với sự phát triển của thành phố Hà Nội.

-
Hà Nội đầu tư hạ tầng, nâng cao đời sống đồng bào vùng dân tộc miền núi -
Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước -
TP.HCM đăng cai Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 -
Hà Nội tạm di dời 9 hộ dân để khoan ngầm metro Nhổn - Ga Hà Nội -
Hà Nội ủy quyền giải quyết 41 thủ tục hành chính cho Sở Nông nghiệp và Môi trường -
Hà Nội tổ chức 22 hoạt động tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo 2025 -
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống
-
CMC tại WIS 2025: Bước tiến chiến lược trong hành trình Go Global
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí