-
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
Từ năm 2021, Hà Nội đã bắt đầu triển khai chương trình chuyển đổi số. Đến nay, toàn bộ hệ thống chính trị của Hà Nội đã vào cuộc, nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số và đã triển khai các nhiệm vụ một cách đồng bộ, theo lộ trình chung của toàn Thành phố.
Kết quả ghi nhận 2 quý đầu năm 2023, Hà Nội là một trong các tỉnh, thành phố đầu tiên đảm bảo đầy đủ các điều kiện và kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.
Theo đó, các chỉ số xếp hạng, đánh giá liên quan đến chuyển đổi số năm 2022 được nâng cao, trong đó có chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) xếp thứ 24/63 tỉnh/thành phố, tăng 16 bậc so với năm 2021.
Bên cạnh việc ban hành các chương trình, kế hoạch để triển khai các nhiệm vụ cụ thể, UBND TP. Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo để trong thời gian ngắn, các hệ thống lớn như hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
(Ảnh minh hoạ) |
Cùng với đó là các quy định, quy chế kèm theo để đảm bảo vận hành, khai thác các hệ thống thông tin, như Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước đã hoàn thành trong quý I và quý II/2023, Quy chế hoạt động hệ thống thư điện tử Thành phố,…
Về hạ tầng số, Trung tâm Dữ liệu chính của Thành phố đang tập trung triển khai để sớm đưa vào khai thác, sử dụng trong quý IV; đồng thời tiếp tục duy trì, bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt mạng diện rộng WAN của Thành phố, hệ thống giao ban trực tuyến cả Thành phố (đã được triển khai tới 3 cấp chính quyền).
Đặc biệt, Hà Nội cũng đang phối hợp với các doanh nghiệp tập trung triển khai chữ ký số miễn phí cho người dân tại bộ phận một cửa của các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. Đến nay, trên toàn Thành phố đã cấp khoảng 10.000 chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Thành phố.
Thành phố đã ban hành Danh mục dữ liệu mở của Thành phố (tại Quyết định số 3478/QĐ-UBND ngày 04/7/2023). Đây là những dữ liệu chuyên ngành sẽ được triển khai chia sẻ trong nội bộ cơ quan nhà nước và với công dân trong thời gian tới.
Đồng thời, Hà Nội đã chỉ đạo triển khai Cổng dữ liệu Thành phố và hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP). Đây là 2 hệ thống cơ bản làm nền tảng để các đơn vị tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước.
Hiện nay, các cơ sở dữ liệu của các ngành được giao các ngành triển khai đã và đang dần hình thành, trong đó tập trung một số cơ sở dữ liệu quan trọng, như cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu cán bộ công chức.
Tuy nhiên, theo Báo cáo kết quả giám sát về thực hiện cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước TP. Hà Nội mới đây của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy việc chuyển đổi số tại Thành phố vẫn còn chậm triển khai.
Hiện nay, các nhiệm vụ, công việc liên quan đến chuyển đổi số mới chủ yếu trên kế hoạch, quán triệt, tuyên truyền để nâng cao trách nhiệm, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về chuyển đổi số.
Về kết quả giám sát tiến độ của việc xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống phân tích, xử lý dữ liệu, hệ thống phân tích thông tin báo cáo, việc xây dựng Trung tâm điều hành thông minh TP. Hà Nội nhận thấy vẫn có hạn chế, dữ liệu còn phân tán ở các cấp, cấu trúc còn nhiều ý kiến khác nhau và chưa có sự rõ ràng theo các cấp.
Từ những tồn tại trên, Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội kiến nghị Thành phố sớm có chỉ đạo hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và phần mềm để thực hiện có hiệu quả hệ thống một cửa dùng chung 3 cấp và việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
Đồng thời, hướng dẫn xây dựng các cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành phục vụ quản lý, cung cấp giải pháp xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin, bổ sung kịp thời trang thiết bị cho các cơ quan, đơn vị đảm bảo điều kiện triển khai tốt các nhiệm vụ được giao.
-
1C Việt Nam và AED chung tay hỗ trợ 300 doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Hà Nội: Nhiều tiện ích khi tích hợp giữa VNeID với iHanoi -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024