-
Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2025 dự kiến đạt 506 tỷ USD -
Quảng Nam ghi dấu ấn với ba nhiệm vụ đột phá chiến lược -
Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt hai con số -
Hải Phòng xây dựng phương án hợp nhất, tinh gọn bộ máy tổ chức -
Cục Đăng kiểm thông tin về quy định kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy -
Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
Sở TNMT Hà Nội đề nghị UBND TP ban hành thông báo tình hình chất lượng không khí tới Sở GDĐT để thông báo các trường mầm non, trường Tiểu học cho các em học sinh nghỉ học |
Chiều 18/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì hội nghị đánh giá và bàn các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Hà Nội, cho biết, sở này vừa có báo cáo về tình hình ô nhiễm không khí ở Hà Nội những ngày qua. Theo đó, chất lượng không khí trên địa bàn TP.Hà Nội nhiều ngày gần đây có xu hướng xấu đi so với trước.
Số liệu quan trắc cho thấy, hầu như tất cả các ngày trong tuần vừa qua, chỉ số chất lượng không khí AQI các trạm ở mức kém, xấu và rất xấu, dao động từ 112 - 121; không có ngày AQI ở mức tốt (màu xanh), trung bình (màu vàng).Từ những thông số này cho thấy, vấn đề chất lượng không khí cần có những giải pháp xử lý quyết liệt hơn trong thời gian tới.
"Cụ thể, tổng hợp kết quả quan trắc cho thấy, buổi sáng (từ 5h00-12h00) là thời điểm ô nhiễm nhất trong ngày, sau đó giảm nhẹ vào trưa chiều và tăng lên vào ban đêm. Qua theo dõi, đây là giai đoạn có mức độ ô nhiễm cao nhất tính từ thời điểm đầu năm đến nay (4 ngày liên tiếp chất lượng không khí ở mức xấu và rất xấu", vị này cho biết.
Trong khi đó, theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, sau khi Thành ủy có nghị quyết về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo, UBND TP đã ban hành kế hoạch thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ. Tuy nhiên, trong khi TP thực hiện quyết liệt các giải pháp, thực tế vẫn có đơn vị buông lỏng quản lý, không kiểm soát chặt các nguồn thải, thậm chí làm gia tăng nguồn thải gây ô nhiễm không khí.
Điển hình, có tình trạng các xe chở vật liệu xây dựng, chở cát, gạch chưa đảm bảo tiêu chuẩn, che chắn... cho thấy công tác kiểm tra, thanh tra có vấn đề, chưa thực hiện đúng trách nhiệm được giao.Tương tự, việc thu gom rác, quét hút bụi vùng giáp ranh giữa các quận, huyện… vẫn còn đùn đẩy nhau, đó là vấn đề trách nhiệm của các đơn vị thu gom rác, quét hút bụi.
"Rồi tình trạng cuối năm đào đường, đào làm vỉa hè. Hay việc thu gom rác, thực hiện thi công, yêu cầu đến 5h sáng phải trả lại sạch sẽ nhưng thực tế thực thi chưa được như vậy..." - ông Chung nêu.
Tuy nhiên, ông Chung cũng cho rằng với tốc độ phát triển nhanh, dân số cơ học tăng nhanh, trung bình mỗi năm Hà Nội tăng thêm 160.000 người, vì vậy công tác bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có các giải pháp căn cơ, đồng bộ, đồng lòng mới giải quyết được.
Người đứng đầu thành phố khẳng định, TP luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí, giảm các nguồn thải không thể thực hiện trong ngày một ngày hai, mà cần phải có nhiều giải pháp bền vững.
Cụ thể, trường sẽ tạm dừng các hoạt động dã ngoại trong phạm vi nội đô (các điểm ở xa trung tâm vẫn tổ chức và được thông báo cho phụ huynh), hoạt động thể chất, vui chơi ngoài trời của học sinh.
Nhà trường cũng hạn chế mở cửa sổ các lớp học và sẽ tổ chức lại các hoạt động này cho các con khi tình hình không khí được cải thiện.
Trường này cũng mong phụ huynh phối hợp đón con về sớm sau giờ học và cho con đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Đề cập đến các giải pháp ứng phó trước tình trạng ô nhiễm không khí diễn biến phức tạp, Sở TN&MT đề nghị UBND Hà Nội giao các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các công trình thi công, xây dựng, các khu công nghiệp, làng nghề, các khu xử lý chất thải tập trung.
Sở cũng đề nghị thành phố thiết lập quy định về tình trạng khẩn cấp khi không khí chạm ngưỡng nguy hại (AQI >300). Theo đó, trong những ngày này, UBND Hà Nội ban hành thông báo về tình hình chất lượng không khí tới Sở Giáo dục Đào tạo để các trường mầm non, tiểu học cho các em học sinh nghỉ học.
Ngoài ra, trong những ngày này, Sở TN&MT đề nghị thành phố cấm các loại xe tải nặng, đặc biệt là xe chở vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng lưu hành trong 12 quận nội thành, tạm dừng các hoạt động xây dựng, phá dỡ cải tạo công trình trong giờ cao điểm.
Sở cũng đề nghị Bộ TN&MT nghiên cứu đánh giá các tác động ô nhiễm xuyên biên giới và các tỉnh thành lân cận của Hà Nội. Bộ cũng sớm trình Quốc hội, Thủ tướng ban hành sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường trong đó có các thông tư, hướng dẫn về xử phạt các các hành vi hủy hoại môi trường.
Sở cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm ban hành tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện và đẩy nhanh các dự án đường sắt trên cao tại địa bàn Hà Nội để giảm thiểu phương tiện cá nhân.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí -
Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt hai con số -
Hải Phòng xây dựng phương án hợp nhất, tinh gọn bộ máy tổ chức -
Cục Đăng kiểm thông tin về quy định kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy -
Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã -
Ngành Hải quan "về đích" vượt mục tiêu, thu ngân sách hơn 400.000 tỷ đồng -
Không nên đặt nặng áp lực tăng trưởng
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority