-
Vietnam Airlines tổ chức thành công chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao tại Thủ đô Hà Nội -
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 43% sau 9 tháng năm 2024 -
Phát triển du lịch MICE cần chiến lược bài bản -
Trải nghiệm vẻ đẹp núi rừng và nghỉ dưỡng đáng nhớ tại Mường Thanh Holiday Mộc Châu -
Quảng Ninh ban hành quy định mới về quản lý phương tiện thủy phục vụ khách du lịch trên Vịnh -
Cát Bà phải là điểm đến du lịch xanh, đòn bẩy cho kinh tế Hải Phòng phát triển
Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Khoa học Văn hóa Văn Miếu – Quốc Tử Giám, từ 8 giờ thứ 5 ngày 14/5, di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ mở cửa đón khách tham quan. Ưu tiên hàng đầu trong việc mở cửa trở lại của Trung tâm là đảm bảo vấn đề phòng chống dịch bệnh, sau đó là chú trọng chất lượng phục vụ để thu hút khách du lịch.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là điểm đến hấp dẫn của du khách (Ảnh minh họa) |
Tại cổng vào, Trung tâm đã bố trí máy đo thân nhiệt và nước rửa tay diệt khuẩn phục vụ du khách. Tất cả du khách đến tham quan di tích đều được đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước diệt khuẩn và được yêu cầu đeo khẩu trang trước khi vào di tích.
Bên cạnh đó, các bảng thông tin về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng được Trung tâm chuẩn bị bằng tiếng Việt, Anh và Pháp và đặt tại các cửa ra vào, cũng như các điểm dừng tham quan để du khách dễ quan sát và nắm được thông tin.
Ông Khiêu cho biết thêm, trong dịp này, Trung tâm sẽ tiếp tục giới thiệu những sản phẩm lưu niệm chuyên biệt gắn với những giá trị đặc trưng của khu di tích. Đó là những họa tiết, hoa văn đặc trưng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám và những hình ảnh gắn với truyền thống học tập và khoa bảng của Việt Nam, được sản xuất từ các làng nghề truyền thống, bằng những chất liệu thân thiện với môi trường như tre, gỗ, vải, bèo…
Các sản phẩm lưu niệm được thiết kế bằng những góc nhìn mới mang tính đương đại để tạo nên nét đặc trưng riêng và đóng vai trò như một “đại sứ thương hiệu” của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Cũng vào sáng ngày 14/5 các di tích khác của Hà Nội như đền Ngọc Sơn, di tích nhà tù Hỏa Lò… cũng sẽ mở cửa đón khách trở lại.
Tại Khu di tích nhà tù Hỏa Lò, hoạt động dấu ấn đầu tiên trong việc mở cửa trở lại sẽ là trưng bày chuyên đề “Khát vọng tự do” Trưng bày kể câu chuyện về những chiến sĩ kiên trung, không chịu chết mòn nơi ngục tù thực dân, đế quốc, quyết tâm vượt ngục để trở về với cách mạng, với Nhân dân. 3 nội dung trưng bày gồm: Xiềng xích; Tung cánh giữa màn đêm và Khúc ca hòa bình.
Trưởng Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội Nguyễn Doãn Văn cho biết: “Trong thời gian tạm đóng cửa, chúng tôi vẫn thường xuyên vệ sinh khử khuẩn toàn bộ di tích. Việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh cũng được Ban quản lý quan tâm, từ việc trang bị đồ phòng dịch cho nhân viên đến việc hướng dẫn du khách rửa tay, khử khuẩn… sẽ thường xuyên thực hiện”.
-
Phát triển du lịch MICE cần chiến lược bài bản -
Trải nghiệm vẻ đẹp núi rừng và nghỉ dưỡng đáng nhớ tại Mường Thanh Holiday Mộc Châu -
Quảng Ninh ban hành quy định mới về quản lý phương tiện thủy phục vụ khách du lịch trên Vịnh -
Cát Bà phải là điểm đến du lịch xanh, đòn bẩy cho kinh tế Hải Phòng phát triển -
Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Bỉ 2024 diễn ra từ 25 - 27/10 tại Hải Phòng -
“Địa hạt” mới của những lễ cưới xa xỉ tại Việt Nam -
63.000 lượt khách tham quan Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm