
-
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể
-
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
![]() |
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện |
Chiều 11/3, thông tin với báo chí, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội cho biết, thực hiện lộ trình dừng hoạt động xe máy tại các quận vào năm 2030, thành phố đang nghiên cứu thí điểm trước tại một số tuyến đường có đủ điều kiện cơ sở, hạ tầng.
Cụ thể, theo ông Viện, sau khi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đưa vào hoạt động, Sở Giao thông - Vận tải có thể lựa chọn 1 trong 2 tuyến là Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi - Hà Đông để dừng hoạt động xe máy.
Ông Viện lý giải thêm, hiện nay Hà Nội có khoảng 6 triệu ô tô, xe máy và khoảng 2 triệu phương tiện vãng lai gây áp lực lớn đến giao thông, môi trường và cần phải được kiểm soát. Một trong những cách giải bài toán này là thúc đẩy sự phát triển của giao thông công cộng. Hiện khu vực trung tâm của Hà Nội không thiếu phương tiện giao thông công cộng, một số tuyến phố đã đủ điều kiện về hạ tầng, tuy nhiên người dân vẫn có thói quen đi xe máy. Vì vậy song hành với đầu tư cho vận tải hành khách công cộng cũng cần có biện pháp hạn chế xe máy để người dân chuyển sang phương tiện công cộng.
Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội cũng cho biết, việc thí điểm dừng hoạt động của xe máy tại 2 tuyến đường nêu trên không thực hiện nóng vội mà sẽ được nghiên cứu thấu đáo, đảm bảo điều kiện đi lại, sinh hoạt bình thường của nhân dân ở khu vực liên quan.
Đáng chú ý, trong Đề án Ban soạn thảo cũng nêu rõ, với khu vực trung tâm thành phố phải đảm bảo điều kiện 80% khu vực có thể tiếp cận hệ thống giao thông công cộng phạm vi dưới 500 m. Khoảng 20% còn lại là ở trong các ngõ, xóm, người dân có thể sử dụng phương tiện phù hợp như xe đạp, taxi hoặc đi bộ.
Ngoài ra, trong quá trình hoàn thiện, đề án sẽ được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của người dân.
Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải cũng cho biết, Hà Nội không chỉ giảm phương tiện giao thông cá nhân đối với xe máy mà giảm tất cả các loại phương tiện giao thông cá nhân, kể cả ô tô.
Tuy nhiên, đối với ô tô sẽ giảm chủ yếu bằng các giải pháp kinh tế và phân luồng hạn chế hoạt động ở một số khu vực.
Trước đó, tại buổi làm việc của Sở Giao thông - Vận tải TP. Hà Nội với Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải ngày 9/3, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải thành phố cho biết, Sở này đang nghiên cứu trình lãnh đạo UBND, HĐND đề án xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2030.

-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm -
Chính phủ thành lập tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng -
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn