-
Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm Chile, Peru và tham dự APEC 2024 -
Một luật sửa 4 luật về đầu tư: Gỡ ngay vướng mắc thể chế, giảm gánh nặng cho nhà đầu tư -
Tiếp tục rà soát, tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao -
Tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Lào -
Ủy ban Kinh tế nói gì về hơn 67 tỷ USD đầu tư đường sắt tốc độ cao -
Cục Đường bộ lên tiếng về biển báo "chưa phù hợp" trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu
Trong Văn bản số 5926/UBND-KH&ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ vào đầu tuần trước, UBND TP. Hà Nội bảo lưu quan điểm bằng việc chốt tổng mức đầu tư Dự án ở con số 36.587 tỷ đồng (tương đương 200,415 tỷ yên).
Văn bản nêu, việc cơ quan thẩm định đưa tổng mức đầu tư Dự án ở mức 30.069 tỷ đồng là chưa phù hợp, không an toàn để thực hiện Dự án, đặc biệt, khi công trình có thời gian xây dựng kéo dài, có tính chất phức tạp và yêu cầu cao về mặt kỹ thuật.
Các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân |
Được biết, trong báo cáo thẩm định Dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất với Thủ tướng Chính phủ 2 phương án xử lý đối với việc đội vốn công trình.
Theo đó, phương án 1 đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo UBND TP. Hà Nội dừng đầu tư thực hiện Dự án để tập trung nguồn lực (khoảng 5.000 tỷ đồng vốn đối ứng) đầu tư các dự án cấp bách khác để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông; Phương án 2 – để tận dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản cho phép phê duyệt điều chỉnh Dự án, nhưng chỉ ở mức tối đa 30.069 tỷ đồng như phương án kiến nghị của tư vấn thẩm tra.
Theo lãnh đạo Hà Nội, tư vấn chung thực hiện Dự án đã tính toán, phân tích suất đầu tư/km của tuyến metro số 2 vào khoảng 147 triệu USD (suất đầu tư phần xây dựng hạ tầng cho phần đi trên cao là 24 triệu USD/km; cho đoạn đi ngầm là 65 triệu USD/km) ở mức tương đương và thấp hơn so với các tuyến đường sắt đô thị đã, đang thực hiện ở các nước trong khu vực, trên thế giới và Việt Nam. Chủ dự án cũng khẳng định, chi phí đầu tư hệ thống cơ điện tại tuyến metro số 2 rơi vào khoảng 326 triệu USD (không bao gồm hợp đồng hỗ trợ vận hành bảo dưỡng) là rẻ so với tuyến metro số 3 Hà Nội (437 triệu USD); tuyến số 1 TP.HCM (640 triệu USD); Line1 (Malaysia - 495 triệu USD); Jakarta MRT (Indonesia - 473 triệu USD); metro Hàng Châu 1 (Trung Quốc - 430 triệu USD).
Được biết, trong chi phí cho phần cơ điện của tuyến metro số 2 Hà Nội bao gồm 210 triệu USD (cho hệ thống cơ điện, đường sắt, thông tin, tín hiệu, hệ thống thu soát vé tự động, cửa chắn ke ga) và 91 triệu USD đầu máy, toa xe.
Cần phải nói thêm rằng, tuyến metro số 2 là công trình có tổng mức đầu tư liên tục “nhảy múa” với biên độ rất rộng, nên việc cơ quan thẩm tra chốt chi phí xây dựng xuống mức 30.069 tỷ đồng không phải không có cơ sở.
Cụ thể, năm 2008, tổng mức đầu tư Dự án có mục tiêu xây dựng hệ thống metro dài 11,5 km từ Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, gồm 8,5 km ngầm và 3 km đi trên cao, 1 depot chỉ vào khoảng 19.555 tỷ đồng. Năm 2011 khi tư vấn hoàn thiện thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư Dự án nhảy vọt lên con số 51.750 tỷ đồng. Con số này giảm tiếp xuống 41.870 tỷ đồng vào năm 2012 và đến tháng 3/2016 chỉ còn 36.587 tỷ đồng với lý do thay đổi quy mô, phạm vi đầu tư, thay đổi tỷ giá, trượt giá…
Điều đáng nói, theo UBND TP. Hà Nội, đây vẫn chưa phải là con số cuối cùng bởi tổng mức đầu tư chính xác sẽ được xác định theo tỷ giá tại thời điểm phê duyệt dự án điều chỉnh.
Liên quan tới quyết tâm triển khai Dự án, Tp. Hà Nội cho biết, tuyến số 2 đã được phê duyệt từ 8 năm trước và đã được Chính phủ Nhật Bản cam kết hỗ trợ nguồn vốn, trong đó hiệp định vay vốn được ký năm 2009 với giá trị 14,6 tỷ yên và gia hạn thêm đến năm 2019.
Trước đó, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2016 về việc đẩy nhanh tiến độ Dự án, Hà Nội muốn công trình được khởi công vào tháng 8/2017 và hoàn thành vào tháng 12/2020.
-
Một luật sửa 4 luật về đầu tư: Gỡ ngay vướng mắc thể chế, giảm gánh nặng cho nhà đầu tư -
Tiếp tục rà soát, tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao -
Tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Lào -
Ủy ban Kinh tế nói gì về hơn 67 tỷ USD đầu tư đường sắt tốc độ cao
-
Cục Đường bộ lên tiếng về biển báo "chưa phù hợp" trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu -
Luật Đầu tư công sửa đổi: Mở để phát triển, nhưng không buông lỏng quản lý -
Sửa Luật Đầu tư công: Phân cấp nhưng cần cơ chế bảo đảm kiểm soát quyền lực -
Sửa Luật Đầu tư công: Quy trình, thủ tục thực hiện dự án cần rút ngắn hơn nữa -
Quảng Ninh thông qua 11 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội -
Kéo dài thời gian thí điểm cho người Việt vào chơi casino -
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024