
-
Bình Định nghiên cứu khai thác cát nhiễm mặn tại Đầm Thị Nại để phục vụ san nền
-
Kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội duyệt chủ trương đầu tư Dự án vành đai 4 TP.HCM
-
Cần cơ chế đột phá, cởi mở hơn về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học
-
TP.HCM tăng tốc gỡ vướng thủ tục thúc giải ngân vốn đầu tư công -
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2024
Quy định này áp dụng cho 3 nhóm đối tượng, bao gồm các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách thành phố hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao; và các đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên, quy định không áp dụng đối với các trường hợp sửa chữa công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, được thực hiện theo Nghị định số 01/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra, các công trình thuộc lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về quản lý kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để sửa chữa tài sản công cũng không thuộc phạm vi áp dụng của quy định này.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo Quyết định số 34/2025/QĐ-UBND, trước ngày 30/6 hàng năm, các cơ quan, đơn vị quản lý hoặc được giao nhiệm vụ sửa chữa công trình phải lập danh mục dự án sửa chữa công trình tài sản công cho năm kế hoạch tiếp theo.
Danh mục này bao gồm thông tin về hiện trạng công trình, lý do và sự cần thiết thực hiện sửa chữa, tên dự án, địa điểm, mục tiêu, hiệu quả đầu tư, quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư dự kiến, thời gian triển khai, tiến độ thực hiện và nguồn vốn thực hiện.
Danh mục sau đó được gửi đến đơn vị dự toán cấp I để tổng hợp và chuyển đến cơ quan chuyên môn về tài chính cùng cấp lấy ý kiến. Cơ quan tài chính sẽ đánh giá tính phù hợp của nguồn vốn và tổng kinh phí đề xuất so với khả năng cân đối ngân sách. Trên cơ sở đó, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I phê duyệt danh mục, đảm bảo nội dung, mục tiêu và tổng mức đầu tư dự kiến phù hợp với khả năng cân đối ngân sách theo ý kiến của cơ quan tài chính.
UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm lập và phê duyệt danh mục sửa chữa công trình theo phân cấp quản lý. Đối với các công trình có chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng, đơn vị thực hiện sửa chữa không cần lập danh mục nhưng phải tuân thủ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Tại thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm, các đơn vị thực hiện sửa chữa phải lập dự toán kinh phí, bao gồm quyết định phê duyệt danh mục sửa chữa, thuyết minh nội dung, khối lượng công việc dự kiến, thời gian thực hiện và dự toán kinh phí cho năm kế hoạch.
Đối với các công trình có chi phí sửa chữa từ 500 triệu đồng trở lên, phải có quyết định phê duyệt danh mục và dự toán kinh phí chuẩn bị dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các công trình dưới 500 triệu đồng, chỉ cần có kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí được phê duyệt.
Nguồn kinh phí sửa chữa được bố trí từ nguồn thu phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên, nguồn ngân sách chi thường xuyên của thành phố và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quyết định việc bố trí kinh phí sửa chữa, tuân thủ các quy định pháp luật về chế độ tự chủ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Với quy trình cụ thể từ lập danh mục, thẩm định đến phê duyệt và bố trí kinh phí, các đơn vị liên quan có trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý và bảo trì tài sản công trên địa bàn Hà Nội.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 17/5/2025.

-
Hà Nội quy định mới về lập, phê duyệt và bố trí kinh phí sửa chữa tài sản công -
Cần cơ chế đột phá, cởi mở hơn về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học -
Gấp rút hoàn tất thủ tục, cầu Tứ Liên sẽ khởi công đúng kế hoạch -
Dự án sân golf Huế bị chấm dứt, Thiên An còn 24 tháng để xử lý tài sản -
TP.HCM tăng tốc gỡ vướng thủ tục thúc giải ngân vốn đầu tư công -
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2024 -
Hải Dương: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?