
-
Mức phạt với hành vi chứa chấp, sử dụng thuốc lá thế hệ mới
-
Robot và AI mở ra bước ngoặt mới trong điều trị bệnh lý cột sống, thần kinh tại Việt Nam
-
Cần minh bạch nguồn gốc sản phẩm để chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng
-
Tin mới y tế ngày 6/5: Dịch sởi tại Hà Nội có dấu hiệu chững lại, nhưng tay chân miệng tăng
-
Tăng thuế thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiệt hại kinh tế -
Người lớn tuổi và người bệnh nền: Cảnh giác với cúm khi giao mùa
Kết quả bước đầu cho thấy có nhiều sai phạm về giấy tờ, điều kiện sản xuất, ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
![]() |
Lực lượng chức năng đang lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. |
Ngày 6/5/2025, các đoàn kiểm tra liên ngành của TP Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại nhiều quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô, trong khuôn khổ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Qua kiểm tra, nhiều vi phạm về nguồn gốc nguyên liệu, điều kiện sản xuất và nhãn mác sản phẩm đã được phát hiện.
Tại thị xã Sơn Tây, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 của thành phố đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất bánh kẹo gia truyền Quý Thảo (xã Đường Lâm).
Qua kiểm tra thực tế, cơ sở chưa xuất trình được cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm, giấy xác nhận kiến thức và khám sức khỏe của 4 người lao động; thiếu hồ sơ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu và bao bì thực phẩm. Đồng thời, nhãn mác và bản tự công bố của nhiều sản phẩm như kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng chưa đầy đủ, chưa phù hợp.
Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm thị xã Sơn Tây cho biết, trên địa bàn hiện có 430 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống.
Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, địa phương đã thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành và tiến hành kiểm tra tại 141 cơ sở, xử phạt 5 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 78 triệu đồng.
Tuy nhiên, lãnh đạo thị xã thừa nhận vẫn còn nhiều khó khăn trong quản lý do các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ hoạt động linh hoạt, thời gian ngoài giờ, nguồn cung qua nhiều khâu trung gian, dẫn đến khó kiểm soát.
Tại quận Bắc Từ Liêm, Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 (do Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì) đã kiểm tra Công ty CP Mihamex - đơn vị chuyên sản xuất mì ăn liền. Qua kiểm tra, công ty đã xuất trình đầy đủ giấy tờ liên quan đến an toàn thực phẩm, hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu và bao bì.
Tuy nhiên, một số bất cập vẫn tồn tại như: tường xưởng sản xuất xuống cấp, khu kho chưa đảm bảo kín, có dấu hiệu ẩm mốc, biện pháp phòng chống côn trùng chưa hiệu quả. Đoàn yêu cầu doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục và giao Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm quận giám sát việc thực hiện.
Tại huyện Ba Vì, nơi có tới 2.558 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, huyện đã thành lập 33 đoàn kiểm tra, kiểm tra 87 cơ sở và xử phạt 5 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 105 triệu đồng.
Đáng chú ý, tại Công ty TNHH PTV Tân Thịnh Phát (xã Chu Minh), đoàn kiểm tra phát hiện nhiều sai phạm như: chưa có giấy khám sức khỏe và xác nhận tập huấn an toàn thực phẩm cho 5 lao động; thiếu hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu; khu vực sơ chế lộn xộn, mất vệ sinh, có ruồi; kho bảo quản không đủ giá kệ, nhãn mác sản phẩm không phù hợp với hồ sơ tự công bố.
Theo ông Nguyễn Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm trong Tháng hành động năm nay tập trung vào việc kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu, điều kiện sản xuất, chế biến và nhãn mác sản phẩm.
Đồng thời, ông đề nghị các địa phương tiếp tục siết chặt giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt tại các cơ sở nhỏ lẻ, chợ truyền thống, cơ sở hoạt động ngoài giờ hành chính.
Ngoài công tác xử phạt, các đoàn kiểm tra cũng nhấn mạnh vai trò của tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và cơ sở sản xuất về an toàn thực phẩm.
Các địa phương được khuyến khích duy trì tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản địa phương (OCOP, chỉ dẫn địa lý...).
Huyện Ba Vì cũng được yêu cầu đặc biệt quan tâm tới các cơ sở sản xuất sữa và sản phẩm dinh dưỡng, nhóm thực phẩm nhạy cảm đang được dư luận quan tâm.
Tình trạng quảng cáo thực phẩm sai sự thật, buôn bán qua mạng, thiếu chuỗi cung ứng kiểm soát vẫn đang là thách thức lớn đối với công tác quản lý an toàn thực phẩm tại Hà Nội.
Do đó, các cơ quan chức năng tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tăng cường nguồn lực và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

-
Hà Nội rầm rộ thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm -
Robot và AI mở ra bước ngoặt mới trong điều trị bệnh lý cột sống, thần kinh tại Việt Nam -
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, quảng cáo thực phẩm giả -
Cần minh bạch nguồn gốc sản phẩm để chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng -
Tin mới y tế ngày 6/5: Dịch sởi tại Hà Nội có dấu hiệu chững lại, nhưng tay chân miệng tăng -
Tăng thuế thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiệt hại kinh tế -
Người lớn tuổi và người bệnh nền: Cảnh giác với cúm khi giao mùa
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư