
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
Theo kế hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2019, Thành phố sẽ xét chọn, công nhận khoảng 70 sản phẩm trở thành sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2019.
![]() |
Ảnh minh hoạ: Internet |
Theo đó, sẽ ưu tiên thu hút, xúc tiến đầu tư các dự án có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; ưu tiên các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ áp dụng công nghệ cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu. Thành phố cũng đồng thời cung cấp thông tin thị trường trong nước, giới thiệu các sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội và các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế.
Đồng thời, Thành phố sẽ triển khai chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố: Khuyến công, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố và bộ cơ sở dữ liệu thương mại.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cường các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết thông qua tổ chức Hội nghị kết nối các doanh nghiệp sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận tạo chuỗi liên kết giá trị sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
Hà Nội cũng đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai, đầu tư xây dựng, hoàn thành và thu hút các dự án đầu tư xây dụng lấp đầy khu, cụm công nghiệp và tổ chức vận động, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, lập hồ sơ tham gia Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2019. Trước mắt, sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến, công khai các quy định, tiêu chí xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố trên các phương tiện truyền thông, trên Cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành Thành phố, các quận, huyện, thị xã và Cổng Giao tiếp điện tử của Thành phố để các tổ chức, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các tiêu chí đánh giá.
Thành phố cũng sẽ tổ chức các lớp đào tạo cho khoảng 1.300 cán hộ, quản lý của các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ trong các nhóm ngành công nghiệp chủ lực tại các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề trên địa bàn Thành phố. Mở các khóa đào tạo về số hóa hoạt động của doanh nghiệp để tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0; khóa đào tạo về hỗ trợ tiếp cận các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế: ISO 9001:2015, 5S...; khóa đào tạo về kết nối - giao dịch trực tuyến; khóa đào tạo về phương pháp quản trị doanh nghiệp hiện đại...

-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower