-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về đẩy mạnh sử dụng mã hình QR để truy xuất nguồn gốc trực tuyến các sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên địa bàn Thành phố năm 2019.
Ảnh minh hoạ: Internet |
Theo đó, việc sử dụng mã hình QR nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng xác định trực tuyến nguồn gốc, thống kê, theo dõi quá trình lưu thông, phân phối các sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn Thành phố; làm cơ sở nghiên cứu, xây dựng chính sách quản lý, phát triển các mặt hàng, nhóm hàng cụ thể theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, gắn với đời sống nhân dân.
Từ đó, sử dụng mã hình QR sẽ hạn chế tình trạng gian lận thương mại, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp uy tín, có thương hiệu, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, sử dụng mã hình QR để truy xuất nguồn gốc trực tuyến, thanh toán trực tuyến, khuyến mại trực tuyến hoặc mục đích khác cần ưu tiên áp dụng cho nhóm sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp (thực phẩm), tiểu thủ công nghiệp (sản phẩm thủ công, làng nghề tiêu biểu) và công nghiệp chủ lực của Thành phố.
Để triển khai kế hoạch, Sở sẽ quản trị tài khoản theo phân cấp quản lý trên “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội” tại địa chỉ: www.hn.check.net.vn góp phần minh bạch thông tin đối với doanh nghiệp, nhà sản xuất uy tín, chia sẻ, kết nối giao thương; phối hợp nghiên cứu, hoàn thiện quy chế hoạt động Chợ Thương mại điện tử tiêu thụ sản phấm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi trên địa bàn TP. Hà Nội.
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về mã hình QR gắn trên sản phẩm, hàng hóa nhằm phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh sử dụng mã hình QR trong các giao dịch điện tử. Thành phố đồng cũng thời xây dựng chuỗi họp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nhóm sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp (thực phẩm), tiểu thủ công nghiệp (sản phẩm thủ công, làng nghề tiêu biểu) và công nghiệp chủ lực của Thành phố với đơn vị triển khai giải pháp xác thực chống hàng giả, có hệ thống công nghệ...
Sở Công thương sẽ phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa kinh doanh tại các địa điểm mua sắm, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh... để kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các trường hợp kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
-
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 -
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up