Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Hà Nội sẽ khởi công đường vành đai 4 và vành đai 5 giai đoạn 2021 - 2025
Thanh Nga - 29/05/2019 14:57
 
Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2021 – 2025, sau khi hoàn thành cơ bản tuyến đường vành đai 4, Thành phố sẽ khởi công đường vành đai 5. Cùng với đó, Thành phố sẽ cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao khu vực đô thị trung tâm.

Theo kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội trong giai đoạn tới của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, từ năm 2021 đến năm 2025, nhiều tuyến đường trọng điểm của Thành phố sẽ được triển khai xây dựng đồng bộ. Cụ thể, trong giai đoạn này, sau khi đường vành đai 4 triển khai thi công và cơ bản hoàn thành, đường vành đai 5 cũng sẽ được khởi công xây dựng. Cùng với đó, Thành phố cũng cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao khu vực đô thị trung tâm.

Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới đường trên cao khu vực đô thị giai đoạn 2021 - 2025
Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới đường trên cao khu vực đô thị giai đoạn 2021 - 2025

Tuyến đường vành đai 4 do Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2013 với tổng mức đầu tư khoảng 66.500 tỷ đồng. Tuyến đường có tổng chiều dài 98km đi qua 14 quận, huyện thuộc 3 tỉnh/thành phố. Điểm đầu tại km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội), điểm cuối tuyến tại khoảng km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Trong đó, tuyến đường đi qua địa phận Hà Nội dài 56,5km chạy qua 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Hà Đông).

Còn đường vành đai 5 được quy hoạch nhằm phát triển vùng Thủ đô Hà Nội, toàn tuyến đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành (Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc). Tổng chiều dài hơn 331km, trong đó đoạn qua TP. Hà Nội dài khoảng 48 km.

Cùng với 2 tuyến đường này, trong giai đoạn 2021- 2025, TP. Hà Nội định hướng sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ mặt cắt theo quy hoạch đối với các đoạn tuyến còn lại của đường vành đai 3. Tuyến đường này đã có một số đoạn đi vào hoạt động, toàn tuyến dài khoảng 65 km, đi qua các quận, huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm.

Đối với hệ thống đường hướng tâm, TP Hà Nội sẽ hoàn thành toàn bộ các đoạn tuyến trong vành đai 4 đổi với các tuyến như: QL1A (phía Nam, phía Bắc); Trục Hồ Tây - Ba Vì; QL6; Tây Thăng Long; QL3... Hà Nội cũng sẽ phấn đấu cơ bản thi công hoàn thành xong các tuyến trục chính đô thị trong khu vực đô thị trung tâm.

Liên quan đến hệ thống giao thông tĩnh, Hà Nội dự kiến hoàn thành đầu tư đưa vào khai thác sử dụng 4 bến xe khách liên tỉnh còn lại thuộc khu vực đô thị trung tâm gồm: bến xe phía Bắc; bến xe phía Nam; bến xe phía Tây; bến xe Phùng; Cơ bản hoàn thành đầu tư hệ thống bãi đỗ xe ngầm, nổi, cao tầng trong khu vực dường vành đai 3 theo quy hoạch giao thông tĩnh được duyệt.

Về đường sắt đô thị, Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành xong công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức triến khai thi công các đoạn tuyến của các tuyến đường sắt đô thị nằm trong khu vực đô thị trung tâm. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư đối với các tuyến đường sắt đô thị kết nối khu vực đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh.

Hà Nội đầu tư trên 754 tỷ đồng xây dựng 3 cụm công nghiệp làng nghề
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành các quyết định về việc thành lập 3 Cụm công nghiệp làng nghề: Chàng Sơn - Giai đoạn 2 và Dị Nậu (huyện Thạch Thất)...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư