
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai -
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
![]() |
Bệnh nhân 237 đã ở Việt Nam hơn 3 tháng và đi nhiều nơi, có nguy cơ cao lây nhiễm ra cộng đồng |
9 nhân viên y tế của 4 bệnh viện vào diện F1 của bệnh nhân 237
Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP. Hà Nội cho biết, ngay sau khi Bộ Y tế công bố BN 237 (quốc tịch Thụy Điển) dương tính với Covid-19, Ban chỉ đạo đã chỉ đạo Trung tâm dịch bệnh khẩn trương xác định số người có liên quan đến bệnh nhân 237.
Sau 5 tiếng đồng hồ khẩn trương xác định đã xác định được lịch trình của BN237 đã tiếp xúc tổng cộng với 101 trường hợp F1 và gần 200 trường hợp F2.
Đặc biệt, trong số đó có tới 89 trường hợp F1 là nhân viên y tế, bác sĩ… tại 4 bệnh viện gồm Bệnh viện Đức Giang, Viện Huyết học truyền máu Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Pháp.
Toàn bộ số F1 đã được chuyển đến bệnh viện để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, F2 đã được cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.
Toàn bộ tại các khoa của các bệnh viện và các nơi mà bệnh nhân đã lưu trú đã được tiến hành khử khuẩn. Tiến hành cách ly một số khoa tại các bệnh viện, thông báo tới các địa phương khác tỉnh bệnh nhân đã đến và có tiếp xúc, khẩn trương tiếp tục điều tra dịch tễ học quá trình di chuyển bằng đường bộ, kiểm tra camera để xác định tiếp xúc của bệnh nhân.
Lịch trình phức tạp
Theo điều tra dịch tễ, BN 237 đến Việt Nam từ ngày 19/12/2019 đến nay, đã đi qua các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Ninh Bình và TP. Hồ Chí Minh.
- Từ 19/12/2019 đến 20/2/2020: Bệnh nhân đến công ty TNHH dịch vụ khách sạn Minh Nguyễn tại 90 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
- Từ 21/2 đến 22/2: Bệnh nhân từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội trên chuyến bay (chưa rõ số hiệu chuyến bay), bệnh nhân ở tại Tú Linh Legend (59 Hàng Cót, phường Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Từ 22/2 đến 20/3: Bệnh nhân từ Hà Nội đi Ninh Bình (chưa rõ phương tiện di chuyển), bệnh nhân ở tại Khách sạn Ngọc Anh (36 Lương Văn Tuy - Ninh Bình).
- Ngày 21/3: Bệnh nhân từ Ninh Bình về Hà Nội, ở tại Khách sạn CANARY HANOI (Số 4 Vũ Hữu Lợi, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
- Ngày 22/3: Bệnh nhân ở tại Khách sạn Sao (Số 2, ngõ 25, Lâm Du, Bồ Đề, Long Biên).
- Ngày 26/3: Bệnh nhân bị tai nạn, được chuyển đến bệnh viện Việt Pháp bằng xe cứu thương 115.
- Ngày 30/3: Bệnh nhân tái khám tại bệnh viện Việt Pháp.
- Ngày 1/4: Bệnh nhân vào khoa cấp cứu của bệnh viện Đức Giang, sau đó bệnh nhân được chuyển viện đến Viện Huyết học truyền máu trung ương.
- Ngày 3/4: Viện vệ sinh dịch tễ trung ương xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân không phối hợp trong việc điều tra tiền sử dịch tễ
Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, sau khi bị tai nạn và đưa vào Bệnh viện Việt Pháp (ngày 26/3), do bệnh nhân không có tiền sử đi về từ các vùng dịch quốc tế trong vòng 14 ngày gần đây, không có biểu hiện sốt hay ho, bệnh nhân được nhân viên tiếp đón đưa đi làm các thủ tục khám bệnh theo quy trình của bệnh viện.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được khám tại khoa cấp cứu, khoa nội hô hấp, khoa da liễu, khoa nội thần kinh (bác sĩ khám chỉ đeo khẩu trang thông thường và mặc đồng phục của bệnh viện, không mặc đầy đủ phòng hộ cá nhân). Sau đó bệnh nhân được đưa đi làm xét nghiệm máu, chụp MRI.
Do không có tiền để chi trả chi phí khám chữa bệnh nên bệnh nhân từ chối nhập viện và được lễ tân bắt taxi cho về.
Ngày 30/3, bệnh nhân quay trở lại bệnh viện tái khám nhưng do vẫn không thanh toán được tiền chi phí khám chữa bệnh nên bệnh viện tiếp tục cho bệnh nhân về.
Tối ngày 1/4, bệnh nhân đang bị xuất huyết mũi, tình trạng rất mệt mỏi nên được đưa đến khám tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương.
Do bệnh nhân chảy máu mũi nhiều và khó cầm, Viện Huyết học đã mời hội chẩn khoa Tai mũi họng của Bệnh viện E. Sau đó, kíp bác sĩ của Bệnh viện E đã sang làm thủ thuật nhét Merocell cầm máu (tổng cộng ekip có 4 người do 1 bác sĩ trưởng khoa thực hiện).
Sau đó 1 ngày, do bệnh nhân có yếu tố là người nước ngoài, đồng thời không phối hợp trong việc điều tra tiền sử dịch tễ, không thực hiện đeo khẩu trang tại phòng bệnh nên Viện huyết học đã chủ động đề nghị Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đến lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19, kết quả xét nghiệm là dương tính.

-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai -
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố -
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto -
Thêm đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả lên tới 100 tấn bị phát hiện -
Chủ tịch Công ty Vàng Phú Cường bị tuyên hơn 14 năm tù vụ chuyển trái phép 9.500 tỷ -
Bộ Công an đề nghị Công an tỉnh Thanh Hóa mở rộng điều tra vụ thuốc giả -
Lại chậm di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây