-
Hitachi và MAUR "tháo ngòi nổ" để metro Bến Thành - Suối Tiên về đích -
Khánh Hòa sẽ hợp tác với Hiroshima đào tạo chuyên gia ngành bán dẫn -
Quảng Nam: Chấm dứt dự án khu phố chợ sau 4 năm "nằm trên giấy" -
Đề xuất áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng
Giải pháp xã hội hóa trong lĩnh vực xây dựng bãi đỗ xe ngầm được xem là phù hợp, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh của Hà Nội. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Kêu gọi đầu tư bãi đỗ xe ngầm
TP. Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành đề xuất các dự án, địa điểm kêu gọi đầu tư theo quy hoạch, trong đó có đề xuất giới thiệu kêu gọi đầu tư đối với các dự án bãi đỗ xe (bao gồm cả bãi đỗ xe ngầm) nhân Hội nghị “Hà Nội 2017 - Hợp tác đầu tư và phát triển” sẽ diễn ra vào ngày 24/6 tới đây.
Trong bối cảnh TP. Hà Nội hiện có hơn 5,5 triệu xe máy và khoảng 500.000 ô tô cá nhân, cùng với hàng ngàn phương tiện của người dân từ các tỉnh, thành phố khác quy tụ về thủ đô để học tập, làm ăn, sinh sống, thì yêu cầu này quả thực đang là cấp thiết. Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP. Hà Nội từng đánh giá, áp lực đối với cơ sở hạ tầng thủ đô tiếp tục gia tăng, khi mỗi tháng có gần 500 ô tô và khoảng 16.000 xe máy đăng ký mới.
Theo số liệu từ Phòng Cảnh sát trật tự (Công an TP. Hà Nội), Hà Nội có 939 điểm trông giữ xe, trong đó hơn 600 điểm trên vỉa hè, 300 điểm dưới lòng đường, đặc biệt trong đó có hơn 200 điểm là không có phép. Con số này tưởng chừng là rất lớn, nhưng sau chiến dịch ra quân lập lại trật tự vỉa hè cho người đi bộ, khá nhiều điểm trông giữ không giấy phép đã bị dẹp bỏ, khiến khả năng trông giữ xe cũng bị hạn chế đáng kể.
Trước tình trạng đó, giải pháp xã hội hóa trong lĩnh vực xây dựng bãi đỗ xe ngầm được xem là phù hợp, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh của Hà Nội.
Một loạt các dự án bãi đỗ xe ngầm được các nhà đầu tư quan tâm và Thành phố cũng đã phê duyệt để triển khai như bãi đỗ xe ngầm tại Nhà thi đấu Quần Ngựa (quận Ba Đình), bãi xe ngầm tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), bãi xe ngầm trước quảng trường 19/8 và vườn hoa Cổ Tân (quận Hoàn Kiếm), bãi đỗ xe ngầm tại 295 - Lê Duẩn, thí điểm giao Tập đoàn T&T đầu tư sửa chữa, xây dựng bãi đỗ xe ngầm tại Sân vận động Hàng Đẫy…
Trước mắt, hai công trình bãi xe ngầm tại Nhà thi đấu Quần Ngựa và Công viên Nhân Chính, Thành phố đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương chủ trì thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc để có thể khởi công trong tháng 6/2017.
Thu hút đầu tư: Câu hỏi khó
Vấn đề thu hút đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe trên địa bàn dường như chưa bao giờ nguội. Khi số lượng phương tiện giao thông cá nhân đang tăng lên từng ngày, việc đầu tư xây dựng bãi đỗ xe rõ ràng không lo “ế khách”, tuy nhiên, giống như các dự án bãi đỗ xe trên cao, “nút thắt” của các dự án bãi đỗ xe ngầm đó là suất đầu tư cao, thời gian hoàn vốn, khả năng thu lợi của chủ đầu tư.
Đại diện Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho rằng, chi phí đầu tư bãi đỗ xe ngầm rất lớn, gấp 3 - 4 lần so với đầu tư bãi đỗ xe nổi. Do đó, thời gian hoàn vốn cũng rất dài, trung bình phải mất 100 năm cho một dự án.
Đây cũng là lý do để chủ đầu tư hoặc các đối tác có liên quan, bằng cách này cách khác, đều tạo ra lý do hợp lệ để thay vì xây dựng bãi đỗ xe, đã chuyển sang xây dựng các công trình khác, với những lợi ích và mục tiêu khác.
Trong khi đó, việc quản lý bãi đỗ xe tĩnh, nổi và thô sơ hiện rất “thoáng”, chỉ cần căng dây, kẻ vạch sơn là đã có thể có bãi đỗ xe với chi phí trông giữ xe thấp hơn nhiều so với các bãi đỗ xe ngầm, đồng nghĩa với việc bãi đỗ xe ngầm sẽ giảm tính cạnh tranh.
Về vấn đề trên, vị đại diện doanh nghiệp này cho rằng, cần siết chặt tình trạng bãi đỗ xe tự phát, hoặc những bãi trông giữ xe thu quá giá quy định mới tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, muốn thu hút được tư nhân tham gia vào lĩnh vực này thì trước hết cần phải có quy hoạch dài hạn, đi kèm là một số cơ chế đặc thù khác như cho phép trông giữ xe kết hợp với khai thác dịch vụ để rút ngắn thời gian hoàn vốn, vị này bổ sung.
Gần đây nhất, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã giao các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng bãi xe ngầm, trong đó đặc biệt lưu ý đến các yếu tố như giá trông giữ xe, kết hợp giữ bãi đỗ xe và trung tâm thương mại, tiền sử dụng đất, nghiên cứu phương án cho phép nhà đầu tư bán tối đa 30% số lượng chỗ đỗ xe.
Mặc dù sẽ còn phải chờ đợi các cơ chế cụ thể khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này, song với việc cho phép xây dựng bãi đỗ xe ngầm trong công viên Thống Nhất với 1 tầng thương mại dịch vụ và 4 tầng để xe, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể hy vọng nút thắt sẽ dần được gỡ bỏ, đem lại cơ hội từ lĩnh vực này.
-
Quảng Nam: Chấm dứt dự án khu phố chợ sau 4 năm "nằm trên giấy" -
Đề xuất áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng -
Cơ chế với dự án điện: Cần rõ ràng, hấp dẫn -
Sửa Luật Đầu tư PPP sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho dự án BT
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang