-
Du lịch Lào Cai ưu đãi tất cả các dịch vụ ưu đãi đến 50% -
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch -
Quảng Ninh khẳng định vị trí trung tâm du lịch quốc tế -
Bình Định tiên phong đề xuất thí điểm taxi bay phục vụ hoạt động du lịch -
Doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển bền vững -
Lượng hóa giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An - động lực xây dựng “Đô thị Di sản thiên niên kỷ”
Để phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới, UBND Thành phố yêu cầu Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, đẩy mạnh xây dựng, hình thành các tuyến, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch các địa phương. Các đơn vị liên kết, hỗ trợ làm tốt công tác truyền thông, quảng bá trong nước và quốc tế về du lịch Thủ đô, tổ chức các sự kiện du lịch lớn, trọng điểm; triển khai ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong ngành Du lịch Thủ đô.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp du lịch, kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật mọi hành vi vi phạm, nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc xây dựng, giữ gìn môi trường hoạt động kinh doanh du lịch, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Diễn viên Charlie Win, Đại sứ hình ảnh của Câu lạc bộ Du lịch Thủ đô cùng Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2022 Lương Kỳ Duyên tham gia chương trình quảng bá du lịch với chủ đề “Tết làng Việt” tại Làng cổ Đường Lâm. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội rà soát danh mục các dự án xây dựng khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, dự án phát triển điểm đến du lịch đã có quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (về tiến độ thực hiện, những khó khăn vướng mắc), chủ động đề xuất các biện pháp, giải pháp tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời chủ trì lập danh mục các dự án thu hút đầu tư vào lĩnh vực khách sạn khu nghỉ dưỡng cao cấp trên địa bàn các quận, huyện, thị xã từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030...
Sở Văn hóa và Thể thao triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô hiệu quả, thực chất. Tập trung đề xuất các nhóm chính sách, giải pháp phát triển các nhóm lĩnh vực: Du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ, thời trang; triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch thực hiện sáng kiến gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO gắn với phát triển du lịch. Tập trung triển khai hiệu quả, đúng tiến độ các dự án trùng tu, tôn tạo di tích, di sản trên địa bàn Thành phố, chú trọng đầu tư đồng bộ hạ tầng dịch vụ du lịch tại các dự án có tiềm năng khai thác và thu hút khách du lịch.
Sở Công thương triển khai hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nâng cao chất lượng, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề gắn với du lịch; xây dựng và hoàn thiện tiêu chí xây dựng mô hình trung tâm mua sắm Outlet.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Đề án truyền thông, quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030; phối hợp với Sở Du lịch triển khai xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, bền vững gắn với chuyển đổi số.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố nghiên cứu, tham mưu đề xuất UBND Thành phố các chương trình, quảng bá xúc tiến du lịch tại các thị trường quốc tế trọng điểm theo hướng chuyên nghiệp, bài bản...
UBND Thành phố giao UBND quận, huyện, thị xã căn cứ điều kiện, tình hình thực tế địa phương tập trung triển khai nghiên cứu, bố trí quỹ đất dành cho việc xây dựng cơ sở lưu trú du lịch, trong đó ưu tiên phát triển các tổ hợp khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp (hạng từ 4-5 sao).
Đồng thời tiến hành rà soát các nguồn lực, tài nguyên du lịch, lựa chọn và xây dựng lộ trình đưa các tài nguyên nổi trội, đặc sắc của địa phương vào khai thác, phát triển du lịch. Trong đó mỗi địa phương ưu tiên nguồn lực đầu tư 1 - 2 khu, điểm tham quan du lịch hoàn chỉnh, đồng bộ, có chất lượng cao. Tập trung nguồn lực đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng khung kết nối đến các điểm đến du lịch; đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm đến du lịch do địa phương quản lý...
UBND Thành phố cũng đề nghị Hiệp hội Du lịch Hà Nội nâng cao hoạt động thu hút và tiếp nhận thêm các thành viên từ các lĩnh vực du lịch, nhằm phát triển Hiệp hội một cách chuyên nghiệp. Đồng thời, cần thường xuyên cập nhật thông tin, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định, các kế hoạch, chương trình phát triển du lịch của Thành phố và các địa phương. Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ với Sở Du lịch và các đơn vị liên quan để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc sắc, nhằm thu hút khách du lịch cả trong nước và quốc tế.
-
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch -
Hơn 100 hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 -
Quảng Ninh khẳng định vị trí trung tâm du lịch quốc tế -
Festival Ninh Bình năm 2024: “Giải mã” những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư -
Bình Định tiên phong đề xuất thí điểm taxi bay phục vụ hoạt động du lịch -
Doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển bền vững -
Lượng hóa giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An - động lực xây dựng “Đô thị Di sản thiên niên kỷ”
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon