-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Bộ Công thương đề nghị EVN là chủ đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Thống nhất chủ trương kêu gọi đầu tư tổng thể bến cảng container Liên Chiểu -
Giao đầu mối xử lý chấm dứt Dự án BOT đường ven biển trị giá 3.372 tỷ đồng -
Điện gió ngoài khơi: Vẫn đang bàn chuyện làm ở đâu
Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn khơi thông dòng chảy giao thông. |
Hạ tầng giao thông là số 1
Quảng Ninh đến nay đã tạo nên một “bức tranh” khá hoàn chỉnh về phát triển hạ tầng giao thông. Kế thừa những thành quả của giai đoạn 2010 - 2015, trong những năm qua, Quảng Ninh đã tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới. Trong 5 năm trở lại đây, tỉnh liên tiếp thực hiện thành công phương thức huy động vốn đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, trung bình cứ 1 đồng tiền ngân sách bỏ ra huy động được 8 - 9 đồng vốn ngoài ngân sách tham gia đầu tư trên địa bàn.
Theo đó, tỉnh đã hoàn thành gần 100 km đường cao tốc và đang triển khai cao tốc Vân Đồn - Móng Cái (dự kiến hoàn thành năm 2021); nâng cấp, cải tạo 130,3 km quốc lộ; làm mới và nâng cấp 65,7 km đường tỉnh; cải tạo, làm mới 743,6 km đường huyện, đường đô thị và hệ thống đường giao thông nông thôn, miền núi. Tỉnh cũng đã chủ động, hỗ trợ, phối hợp với các tỉnh, thành phố giáp ranh xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông động lực, thúc đẩy liên kết vùng. Kết cấu hạ tầng đô thị được chỉnh trang đồng bộ, văn minh, hiện đại, sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, hướng tới mô hình đô thị thông minh.
Dự án Mở rộng đường Trần Quốc Nghiễn (đoạn từ cầu Bài Thơ đến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả) - tuyến đường bao biển đẹp nhất miền Bắc - đã hoàn thành và đi vào hoạt động trong tháng 5/2020, với tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng, có chiều dài 4,7 km. Đồng thời, tuyến đường này còn đóng vai trò kết nối với các điểm du lịch trên tuyến, như núi Bài Thơ, Bảo tàng Quảng Ninh, Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh..., tạo thành hệ thống các điểm đến du lịch đồng bộ trên địa bàn.
Ngoài ra, Quảng Ninh còn có nhiều ý tưởng sáng tạo để nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng đồng bộ bằng việc thúc đẩy xây dựng nhiều công trình hiện đại, tạo điểm nhấn về phát triển hạ tầng của địa phương. Đó là tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hạ Long xuống còn 1 giờ 45 phút, góp phần kết nối Quảng Ninh với nhiều địa bàn khác nhanh chóng, thuận lợi. Hay như cầu Bạch Đằng, cây cầu dây văng nhiều nhịp đầu tiên ở Việt Nam, lớn thứ 7 thế giới do người Việt tự đầu tư, thiết kế và tổ chức thi công. Công trình đánh dấu sự đột phá, phát triển, đổi mới về công nghệ xây dựng hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Trong khi đó, Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu có thể tiếp nhận cùng lúc 2.000 tàu du lịch, là “cửa ngõ” đến Di sản - Kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long.
Bên cạnh đó, các dự án Cầu Bắc Luân II, đường dẫn cầu Bắc Luân II đã hoàn thành từ năm 2017 và ngày 19/3/2019, chính thức thông quan cầu Bắc Luân II nối TP. Móng Cái (Quảng Ninh) với TP. Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc); Dự án cầu phao tạm Km3 - Km4 qua sông biên giới Ka Long hoàn thành thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2017, thông quan hàng hóa tháng 3/2018; Dự án Xây dựng cầu Cửa khẩu Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) đã hoàn thành đầu tư và chuẩn bị đưa vào khai thác.
Đặc biệt, bằng nguồn lực của mình, theo kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng năm 2020, Quảng Ninh tiếp tục đầu tư hàng loạt công trình giao thông điểm nhấn, là động lực liên kết vùng, mở rộng địa giới hành chính. Đó là các cầu Cửa Lục 1, Cửa Lục 2, Cửa Lục 3; đường nối Khu công nghiệp Cái Lân đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; hầm Cửa Lục; khởi công tuyến đường tốc độ cao 10 làn xe ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đi qua Quảng Yên - Uông Bí đến Đông Triều..., với tổng vốn đầu tư lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
“Đây là những dự án rất cần thiết để tiếp tục phát huy hiệu quả sau đầu tư một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh, đáp ứng yêu cầu mở rộng địa giới hành chính. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đã thống nhất với TP. Hải Phòng xây dựng cầu Rừng, cầu Lại Xuân để kết nối giữa Quảng Yên, Mạo Khê với huyện Thủy Nguyên của Hải Phòng; sử dụng vốn ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng cầu Triều, cầu Đông Mai nối Quảng Ninh với Hải Dương...”, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết.
Việc phát triển hệ thống giao thông huyết mạch, tạo liên kết vùng không chỉ giúp Quảng Ninh khai thác triệt để lợi thế về địa kinh tế, mà còn góp phần phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh của hơn 500 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó có di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tạo cơ hội để phát triển dịch vụ du lịch.
Ngoài thu hút nguồn lực cho các dự án giao thông trọng điểm, Quảng Ninh cũng đã rất thành công trong thu hút nguồn lực từ các nhà đầu tư lớn để đầu tư hạ tầng du lịch và đô thị. Hàng loạt khu nghỉ dưỡng, khách sạn đẳng cấp quốc tế được hoàn thành, như Quần thể du lịch giải trí Sun World Halong Complex; Khu nghỉ dưỡng biển cao cấp Vinpearl Ha Long Bay Resort; Khu nghỉ dưỡng cao cấp Sun Premier Village Hạ Long; quần thể du lịch nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC; Tổ hợp nghỉ dưỡng suối nước nóng trị liệu theo phong cách Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam Yoko Onsen Quang Hanh, Cẩm Phả; Khu du lịch đảo Tuần Châu, cảng tàu Tuần Châu; các trung tâm thương mại Vincom, BigC...
Nhiều khu đô thị kiểu mẫu được quy hoạch đồng bộ, như Khu đô thị Vinhomes, Khu đô thị phía Đông hòn Cặp Bè, Khu đô thị Hùng Thắng...
Cùng với đó, các dự án hạ tầng văn hóa, thể thao như Bảo tàng, Thư viện tỉnh; Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh; Nhà thi đấu đa năng 5.000 chỗ; Công viên Hoa Hạ Long... cũng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.
Những công trình dự án trên đã làm thay đổi mạnh mẽ kết cấu giao thông, đô thị Quảng Ninh, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần liên kết vùng, tạo động lực phát triển toàn diện Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thúc đẩy và tăng cường kết nối giao thương với các nước ASEAN và quốc tế.
Tăng tính kết nối, phát triển đồng bộ
Việc phát triển hạ tầng giao thông kết nối khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển phục vụ phát triển logistics, thông quan hàng hóa và xuất nhập khẩu cũng được tỉnh chú trọng. Hiện nay, hệ thống đường giao thông kết nối với khu bến, bến cảng biển trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hình thành. Chẳng hạn, tại khu vực cảng Tiền Phong - Đầm Nhà Mạc có Dự án đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với Khu công nghiệp Nam Tiền Phong đã chuẩn bị hoàn thành...
Theo của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, trong thời gian tới, tỉnh sẽ cơ bản đồng bộ về kết cấu hạ tầng, trong đó có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn, Quốc lộ 18..., giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh trong thời gian trước đây.
Việc hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm đã góp phần tạo ra nhiều phương thức giao thông trên địa bàn, giảm thời gian di chuyển, tiết kiểm chi phí, giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực doanh nghiệp, xã hội.
Tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ tỉnh công nghiệp - dịch vụ sang tỉnh dịch vụ - công nghiệp, tức là dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất. Vì thế, dịch vụ logistics cảng biển đang là hướng được Quảng Ninh đầu tư có chiều sâu. Hiện nay, cảng nước sâu Cái Lân có thể đón tàu có trọng tải đến 50.000 DWT. Bên cạnh đó, tỉnh đang kêu gọi đầu tư vào cảng nước sâu Hòn Nét - Con Ong tại Cẩm Phả, có thể đón tàu trên 100.000 DWT; khu vực cảng biển Hải Hà cũng có cảng nước sâu đón được tàu có trọng tải đến 100.000 DWT...
Với những chiến lược phát triển khác biệt theo hướng bền vững, Quảng Ninh đã và đang thực sự đổi khác về mọi mặt, khẳng định tầm vóc mới, diện mạo mới, vị thế mới, là địa phương đi đầu trong thúc đẩy liên kết vùng cũng như liên kết quốc tế. Những đột phá về hạ tầng đô thị đã làm thay đổi rõ nét diện mạo của Quảng Ninh, tạo động lực để tỉnh ngày càng vươn cao, trở thành cực tăng trưởng của miền Bắc, hướng tới mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030.
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Rút ngắn tiến độ các gói thầu, hoàn thành sớm dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Bộ Công thương đề nghị EVN là chủ đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
-
Quảng Ngãi cho phép chuyển nhượng hơn 71.000 m2 đất rừng sản xuất làm dự án khai thác mỏ đá -
Thống nhất chủ trương kêu gọi đầu tư tổng thể bến cảng container Liên Chiểu -
Giao đầu mối xử lý chấm dứt Dự án BOT đường ven biển trị giá 3.372 tỷ đồng -
Điện gió ngoài khơi: Vẫn đang bàn chuyện làm ở đâu -
Bán dẫn - trụ cột chiến lược của Việt Nam -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Thu hút đầu tư vào Bình Dương khởi sắc ngay từ đầu năm
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam