
-
Cầu giảm, nhưng đơn hàng sẽ trở lại
-
Giảm tốc, xuất khẩu điện thoại vẫn có triển vọng đường dài
-
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc bật tăng
-
Các thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam năm 2022
-
Năm 2023, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 8 - 9% -
An Giang có thêm 14 sản phẩm OCOP
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa phối hợp với các bộ, ngành tổ chức hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam Hà Tĩnh theo hình thức trực tiếp tại điểm cầu Trung tâm thương mại khách sạn BMC Hà Tĩnh, kết nối trực tuyến với 300 điểm cầu thông qua phần mềm VNPT Meeting và ZOOM Meeting đến các đại biểu ở Trung ương, tỉnh bạn và các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
![]() |
Hà Tĩnh kết nối trực tuyến với 300 điểm cầu thông qua phần mềm VNPT Meeting và ZOOM Meeting trên toàn quốc nhằm tiêu thụ đặc sản Cam Hà Tĩnh. |
Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối, quảng bá nông sản tỉnh Hà Tĩnh đến với người tiêu dùng trong cả nước với 1.000 đại biểu đến từ các điểm cầu.
Hội nghị nhằm quảng bá, hỗ trợ, xúc tiến kết nối tiêu thụ cam và sản phẩm OCOP Hà Tĩnh trong điều kiện dịch Covid-19, giới thiệu, quảng bá thương hiệu cam và sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Tĩnh đến với người dân trong và ngoài tỉnh nhằm thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu cam Hà Tĩnh và các sản phẩm nông sản của tỉnh này...
Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đặng Ngọc Sơn cho hay, trong thời gian qua, Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ cơ chế, chính sách, chú trọng áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Cùng với đó, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cây cam Hà Tĩnh tại địa chỉ https://camhatinh.gov.vn để minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. Đến nay, hệ thống đã kết nối với 1.611 hộ dân và 278 hợp tác xã/tổ hợp tác trồng cam trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo ông Sơn, hiện nay, tổng diện tích trồng cam trên địa bàn toàn tỉnh đạt trên 7.900 ha, tập trung chủ yếu tại 4 huyện: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc; diện tích cho sản phẩm đạt gần 5.600 ha; trong đó, diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP trên 1.657 ha, năng suất đạt trên 11,7 tấn/ha, tổng sản lượng cam năm 2021 ước đạt trên 65.000 tấn.
Nhờ sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành, doanh nghiệp, đến nay, sản lượng cam tiêu thụ đạt 13.000 - 14.000 tấn, bước đầu thâm nhập vào hệ thống phân phối hiện đại như Vinmart, Co.opmart, sàn thương mại điện tử.
![]() |
Đại diện các siêu thị, sàn thương mại điện tử và doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh cam trao đổi bản thỏa thuận ghi nhớ, hợp tác tiêu thụ nông sản Hà Tĩnh. |
Ông Lại Ngọc Diệu, Phó giám đốc kinh doanh Viettelpost Hà Tĩnh, đại diện sàn thương mại điện tử Voso tại Hà Tĩnh cam kết hỗ trợ tối đa các hộ trồng cam đưa sản phẩm đăng sàn, xúc tiến quảng cáo mạnh mẽ, kết nối tiêu thụ trên toàn quốc.
-
Các nhà bán lẻ chèo lái qua “bão giông” -
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc bật tăng -
Các thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam năm 2022 -
Năm 2023, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 8 - 9% -
Vàng bất ngờ giảm mạnh -
Lãi lớn với hàng xa xỉ, IPPG Fashion sẽ khai thác “mặt bằng vàng” ở TP.HCM, Hà Nội -
An Giang có thêm 14 sản phẩm OCOP
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)