-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn |
Nguyễn Xuân Sơn đã chi tiền cho ai?
Trả lời Hội đồng Xét xử (HĐXX), bị cáo Nguyễn Xuân Sơn thừa nhận, giai đoạn làm Tổng giám đốc OceanBank, Sơn nhận khoảng hơn 69 tỷ đồng từ OceanBank để chi lãi ngoài. Số tiền đó dùng để chăm sóc khách hàng và đã chi hết số tiền đó để chăm sóc khách hàng, không nhận riêng cho mình đồng nào.
Khi chủ tọa đặt câu hỏi số tiền đó có chi cho ai, bị cáo Sơn trả lời, số tiền đó “đã được chi rất hiệu quả cho các khách hàng”.
Bị truy thêm về các cá nhân cụ thể, bị cáo Sơn khai nhớ chi cho ông Ninh Văn Quỳnh, cựu Kế toán trưởng của Tập đoàn PVN 50 tỷ đồng. Việc gặp các lãnh đạo PVN chỉ gặp vào lễ, tết.
“Giai đoạn Phó tổng giám đốc, các đồng chí lãnh đạo có nhu cầu chi tiêu thì đến gặp ông Ninh Văn Quỳnh, trong đó bị cáo chi 50 tỷ đồng”, bị cáo Sơn nói.
Trong phiên xử ngày hôm 30/8, bị cáo Sơn đã thừa nhận đã chi đối ngoại nhiều tỷ đồng, chi bồi dưỡng cho các lãnh đạo cao cấp khi công tác nước ngoài, phong bì chúc tết tới 200 triệu đồng, chi hàng trăm triệu đồng cảm ơn một số đơn vị dầu khí...
Cũng trong chiều nay (31/8), khi được Tòa đặt câu hỏi về khoản tiền hàng trăm tỷ đồng chi cho Nguyễn Xuân Sơn để chăm sóc khách hàng, gây thiệt hại cho OceanBank, bị cáo Hà Văn Thắm khẳng định, việc này được Sơn và Thắm bàn bạc với nhau để đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Đồng thời, bị cáo Thắm cho rằng, Nguyễn Xuân Sơn không chiếm đoạt số tiền này mà chủ yếu sử dụng để chăm sóc khách hàng.
“Trước đây, bị cáo cũng buồn khi anh Sơn bị cáo buộc tội chiếm đoạt. Bị cáo cũng có đơn trình bày lượng tiền gửi đi bao nhiêu, anh Sơn chủ yếu phục trách Tập đoàn thôi. Bị cáo cũng không hỏi anh ấy chi cho ai”, Hà Văn Thắm nói.
Nhiều bị cáo kêu oan, Hà Văn Thắm khẳng định OceanBank không thiệt hại
Trước đó, tại phiên xử sáng 31/8, cả Hà Văn Thắm lẫn hàng loạt cán bộ OceanBank đều cho rằng, việc chi lãi ngoài là để cứu OceanBank thoát khỏi khủng hoảng trong bối cảnh các ngân hàng trên thị trường đều vượt trần lãi suất.
Cụ thể, bị cáo Nguyễn Thị Thu Ba, nguyên Giám đốc trung tâm thẻ - Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ, Giám đốc khối quản trị rủi ro – thừa nhận nhận thức việc ban lãnh đạo chi ngoài thì đây là các hành vi vi phạm quy định NHNN. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng, đây là vi phạm của ban điều hành.
“Không tưởng tượng rằng chỉ là người kiểm tra đối chiếu số liệu lại phải đứng trước vành móng ngựa”.
Bị cáo Thu Ba cũng khẳng định có biết OceanBank chi trả lãi ngoài nhưng nhận thức thời điểm đó là phản ứng bắt buộc trong bối cảnh thị trường khó khăn để cứu ngân hàng, đảm bảo thanh khoản. Năm 2011, lạm phát 18% trong khi huy động áp trần 14%. Người dân đòi hỏi không hề vô lý, tuân theo nguyên tắc thị trường.
Trong thời gian làm việc, bị cáo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, không nhận được cảnh báo, yêu cầu của các đơn vị kiểm tra nội bộ, cơ quan thanh tra về việc dừng nhiệm vụ. Chính các đơn vị này phải theo dõi giám sát. Nếu OceanBank vi phạm thì đơn vị này là người phải chịu trách nhiệm.
Xét trong bối cảnh thị trường ngân hàng thời điểm đó, bị cáo Lê Thị Thu Thủy, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính kế toán OceanBank (bị truy tố tội cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng) cũng cho rằng, hành vi của mình không thiệt hại cho ngân hàng. Bởi nếu không chi lãi ngoài thì không huy động được vốn, không tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, tạo công ăn việc làm cho nhân viên, nộp thuế đầy đủ cho nhà nước.
Ngoài ra, theo bị cáo Thu Ba và bị cáo Thu Thủy, trong quá trình hoạt động của ngân hàng, các bị cáo này không hề nhận được cảnh báo nào của cơ quan quản lý để dừng lại.
Bị Tòa gọi thẩm vấn, bị cáo Nguyễn Hoài Nam, nguyên Giám đốc Khối nguồn vốn cũng khẳng định, OceanBank đã từng rơi vào 3 lần khủng hoảng. Người dân kéo đến phòng giao dịch gây náo loạn, thậm chí đánh giao dịch viên. Do đó, bị cáo Nam cho rằng, tội danh của bị cáo và các cán bộ cũ cũ của OceanBank như trong cáo trạng là khó lòng chấp nhận, bởi việc chi lãi ngoài không gây thiệt hại của ngân hàng mà giúp đảm bảo thanh khoản, có lợi cho ngân hàng.
Khi được Tòa xét hỏi, bị cáo Nguyễn Thị Nga, nguyên Trưởng ban Tài chính kế hoạch bày tỏ mong muốn “trình bày sự thật mới chỉ phản ánh một nửa” và khẳng định không làm sai với đạo đức nghề nghiệp, đạo đức con người. Theo bị cáo Nga, hoạt động của các cán bộ OceanBank không thể nói là gây thiệt hại cho ngân hàng và cũng không hề tư lợi.
“NHNN ra Thông tư 02/2013/TT-NHNN là cái phanh quá gấp, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng, nếu như HĐXX nhìn khách hàng đến rút tiền như rút ruột của mình thì mới hiểu được lúc ấy các bị cáo không còn làm cách nào khác, cơ quan chức năng lại tạo ra cái bẫy đẩy nhân viên ngân hàng mà các bị cáo vẫn gọi chung là "tù nhân dự bị", bị cáo Nga nói.
Trước lời khai của các nhân viên cũ, bị cáo Hà Văn Thắm khẳng định, thời điểm OCeanBank vi phạm chi vượt trần, cũng có hàng loạt ngân hàng khác vượt trần.
“Trước đây, cơ quan điểu tra khi xử lý vụ Ngân hàng ACB cũng đã công bố 29 ngân hàng vi phạm vượt trần, ở Việt Nam lúc đó có tổng cộng 34 ngân hàng”, bị cáo Thắm nói.
Về nội dung nêu ra trong cáo trạng, cho rằng, Hà Văn Thắm cùng đồng phạm chi lãi ngoài gây thiệt hại gần 1.600 tỷ đồng cho OceanBank, Thắm cho rằng: “Bị cáo không đi làm thuê mà là cổ đông lớn của OceanBank, bị cáo không đời nào làm hại ngân hàng. Tất cả tiền huy động được đều được tận dụng một cách triệt để, cho vay có lãi, ở ngân hàng có đặc điểm tốt là chỉ có 1 hệ thống sổ sách nên có thể xác định những gì bị cáo vừa nói, bị cáo nghĩ ngân hàng không thiệt hại gì”.
Cũng theo bị cáo Hà Văn Thắm, Chỉ thị 02 là để chống lạm phát nhưng lại phi thị trường. Ngân hàng đi đêm với khách hàng là phản ứng phụ của liều thuốc chống lạm phát, do đó, bị cáo mong Tòa xem xét đặt trong bối cảnh thời điểm đó.
“Nếu bị cáo không làm thì ngân hàng đổ bể, có lúc bị cáo có ra chỉ thị dừng chi lãi ngoài nhưng sau đó ngân hàng gần như bị tê liệt, bị cáo làm như vậy là giữ chính sách tiền tệ chứ không phải phá như cáo trạng”, Hà Văn Thắm nói.
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
-
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025