-
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel?
Tòa nhà Quốc hội Mỹ. Ảnh: AFP |
Dự luật trên do chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất, nhưng quá trình phê chuẩn dự luật này được dự báo sẽ chẳng dễ dàng hơn tại Thượng viện Mỹ.
Dù Lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện Chuck Schumer muốn thông qua dự luật này vào mùa Giáng sinh năm nay, nhưng để thực hiện ý định này, ông Chuck Schumer sẽ phải kêu gọi tất cả 50 thành viên trong cuộc họp kín do ông chủ trì, từ thượng nghị sĩ bảo thủ Joe Manchin của bang West Virginia đến thượng nghị sĩ theo chủ nghĩa xã hội dân chủ Bernie Sanders của bang Vermont, ủng hộ dự luật.
Đối với dự luật chi tiêu 1.700 tỷ USD vừa được Hạ viện thông qua hôm 19/11, nhiều thượng nghị sĩ Mỹ cho biết họ sẽ tìm cách thay đổi một số điều khoản, trong đó có mức chi cho nghỉ việc vẫn hưởng lương và các mức thuế suất.
Các nhà làm luật Mỹ sẽ tạm nghỉ và rời Washington vào dịp lễ Tạ ơn. Họ dự kiến gấp rút thông qua dự luật chi tiêu 1.700 tỷ USD trên vào tháng 12, trước khi tâm điểm dư luận Mỹ chuyển sang cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022.
Trong tuyên bố sau khi Hạ viện thông qua dự luật, Lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện Chuck Schumer cho biết Thượng viện sẽ tiếp nhận dự luật sau khi các thượng nghị sĩ hoàn thành "công việc kỹ thuật và thủ tục cần thiết" để đảm bảo dự luật tuân thủ các quy tắc "reconciliation" (hòa giải).
Reconciliation về cơ bản là một cách thức để Quốc hội Mỹ quyết định thông qua một đạo luật về thuế, chi tiêu và trần nợ quốc gia chỉ với số phiếu đạt được là 51 phiếu hoặc 50 phiếu (nếu Phó tổng thống không ra phiếu bầu quyết định) tại Thượng viện. Reconciliation còn giúp tránh nguy cơ xảy ra hiện tượng "Filibuster" - một thủ thuật bao gồm các chiến dịch tổ chức tranh luận, vận động hành lang,… nhằm giúp phe thiểu số ở Thượng viện có thể phản đối một dự luật, hoặc không thông qua quyết định của phe đa số.
Quy trình đặc biệt trên đã giúp các nghị sĩ Dân chủ thông qua dự luật mà không cần phiếu ủng hộ của phe Cộng hòa.
"Chúng tôi sẽ hành động nhanh nhất có thể để chuyển dự luật đến bàn của Tổng thống Biden và triển khai các khoản hỗ trợ cho tầng lớp trung lưu", ông Chuck Schumer khẳng định.
Dự luật chi tiêu 1.700 tỷ USD sẽ bao gồm khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em, gia hạn thêm một năm các khoản chi tín thuế cho trẻ em và phổ cập giáo dục mầm non. Dự luật này cũng sẽ mở rộng chương trình chăm sóc y tế Medicare với việc viện trợ các thiết bị trợ thính và tăng thêm lựa chọn để những người Mỹ có thu nhập thấp mua bảo hiểm thông qua chương trình hỗ trợ y tế Medicaid.
Ngoài ra, trong dự luật mới Mỹ ước chi khoảng 550 tỷ USD cho các chương trình nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.
Nhiều khả năng dự luật này sẽ phải điều chỉnh một số nội dung khi được thảo luận tại Thượng viện. Trước đó, thượng nghị sĩ bảo thủ Joe Manchin của bang West Virginia đã công khai phản đối dự luật này do ông lo ngại về các mức chi tiêu trong dự luật và hậu quả lạm phát. Cho nên, rất có thể dự luật sẽ phải trải qua ít nhất một cuộc đại tu khi qua cửa Thượng viện.
Thượng nghị sĩ Joe Manchin cho biết rằng ông sẽ kêu gọi loại bỏ điều khoản mà Hạ viện đưa vào như trợ cấp 4 tuần nghỉ việc vẫn hưởng lương cho hầu hết người Mỹ.
Trong khi đó, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Kyrsten Sinema của bang Arizona sẽ tìm cách tác động đến dự luật khi đưa ra xem xét ở Thượng viện.
Bà Kyrsten Sinema đã "dội gáo nước lạnh" những nỗ lực của đảng mình nhằm đưa các quy định tăng thuế đối với doanh nghiệp quy mô lớn và những người giàu vào dự luật, đồng thời buộc các nhà lập pháp phải lựa chọn các chính sách phức tạp hơn như đánh thuế tối thiểu đối với doanh nghiệp.
-
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả