Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 01 năm 2025,
Hạ viện Mỹ thông qua gói chi tiêu chính phủ, viện trợ gần 14 tỷ USD cho Ukraine
Lê Quân - 10/03/2022 16:43
 
Hạ viện Mỹ vừa thông qua một dự luật về mức chi tiêu chính phủ đến hết tháng 9 và khoản viện trợ gần 14 tỷ USD cho Ukraine.
Bà Nancy Pelosi - Chủ tịch Hạ viện phát biểu tại một cuộc họp báo. Ảnh: AFP
Bà Nancy Pelosi - Chủ tịch Hạ viện Mỹ phát biểu tại một cuộc họp báo. Ảnh: AFP

Dự luật chi tiêu trên dự kiến được Quốc hội Mỹ thông qua vào ngày 11/3 để tránh việc chính phủ phải đóng cửa.

Để Thượng viện có đủ thời gian bỏ phiếu về dự luật này, Hạ viện đã thông qua dự luật thứ hai để kéo dài thời hạn chi tiêu chính phủ hiện nay cho đến thứ 3 tới, tức ngày 15/3 tới.

Thượng viện Mỹ sẽ cần phải thông qua cả hai dự luật trên, trước khi chuyển đến Tổng thống Joe Biden ký ban hành.

Cuộc bỏ phiếu về dự luật chi tiêu chính phủ tại Hạ viện hôm 9/3 đã diễn ra không suôn sẻ khi các lãnh đạo đảng Dân chủ bị yêu cầu loại bỏ khoản chi 15,6 tỷ USD quỹ cứu trợ Covid-19 ra khỏi gói chi tiêu hơn 1.500 tỷ USD. Sự bế tắc về khoản chi cứu trợ Covid-19 đã khiến cuộc bỏ phiếu bị trì hoãn nhiều giờ so với kế hoạch.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã viết cho các thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện rằng: "Chúng ta phải tiến hành kế hoạch chi tiêu kép ngay hôm nay, bao gồm khoản viện trợ khẩn cấp cho Ukraine và tài trợ khẩn cấp để đáp ứng nhu cầu của các gia đình ở Mỹ".

"Thật đau lòng khi loại bỏ khoản viện trợ Covid-19, chúng ta phải tiếp tục đấu tranh để được đạt được các khoản hỗ trợ Covid-19 khẩn cấp, nhưng rất tiếc khoản chi này sẽ không được đưa vào dự luật này", bà Nancy Pelosi nói.

Sự thay đổi vào phút chót sau nhiều tuần đàm phán đã khiến hai bên đi đến một thỏa thuận về chi tiêu chính phủ. Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã giải quyết tranh chấp về việc tăng chi tiêu cho các chương trình trong nước và quân sự bởi trước đó đã diễn ra một cuộc tranh luận về mức chi tiêu quân sự sau khi Nga tấn công Ukraine.

Dự luật về gói chi tiêu kép được Hạ viện thông qua vào tối 9/3 được phân chia thành hai phần, gồm chi tiêu quốc phòng và viện trợ phi quốc phòng.

Trong nhiều năm qua, Quốc hội Mỹ đã thường tiến hành các cuộc bỏ phiếu vào phút chót đối với các dự luật chi tiêu ngắn hạn để tránh việc chính phủ phải đóng cửa. Việc thiếu ngân sách chi cho hoạt động chính phủ có thể khiến số lượng đội ngũ phục vụ liên bang sụt giảm, làm gián đoạn các dịch vụ công và gây thiệt hại kinh tế trên diện rộng.

Cả Thượng viện và Hạ viện đều muốn ngăn chặn nguy cơ chính phủ Mỹ phải đóng cửa để tránh những rối loạn trong bộ máy hoạt động vì Mỹ đóng vai trò hàng đầu trong nỗ lực quốc tế nhằm kìm hãm nền kinh tế của Nga và tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine. Trước đó, Hạ viện đã làm gia tăng thêm căng thẳng xung quanh Điện Kremlin bằng cách bỏ phiếu đối với việc cấm nhập khẩu dầu từ Nga.

Dự luật chi tiêu chính phủ mới được Hạ viện thông qua được đánh giá là phù hợp với chiến lược lớn hơn của Mỹ ở Ukraine. Khoản viện trợ 13,6 tỷ USD dành cho xung đột ở Ukraine sẽ chi hỗ trợ cho những người Ukraine phải sơ tán, chi cho trang thiết bị quân đội của Ukraine và các hoạt động triển khai quân đội của Mỹ tới các quốc gia láng giềng.

Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Tổng thống Biden cho biết số tiền trên sẽ giúp Mỹ "đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu đang tăng lên và biến động ở Ukraine, trên toàn khu vực và trên toàn thế giới".

Còn theo dự luật về gói chi tiêu 1.500 tỷ USD, Mỹ dự kiến chi 782 tỷ USD cho quốc phòng và 730 tỷ USD cho các chương trình phi lợi nhuận. Nhiều thành viên đảng Dân chủ và một số thành viên đảng Cộng hòa từ lâu đã cố gắng hạn chế tài trợ quân sự trong bối cảnh Mỹ lâu nay luôn là quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quốc phòng trên thế giới.

Hậu quả chiến sự: Mỹ tăng trưởng chậm, châu Âu và Nga bị ảnh hưởng nặng nề hơn
Mỹ sẽ tăng trưởng chậm hơn, châu Âu sẽ có nguy cơ rơi vào suy thoái còn kinh tế Nga sẽ suy giảm tới hai con số.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư