-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Hạ tầng đô thị Hải Dương ngày càng hiện đại, văn minh Ảnh: Thành Chung |
Kết nối liên vùng
Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong giao lưu, trao đổi thương mại, hệ thống hạ tầng giao thông được tỉnh quan tâm đầu tư, phát triển mạnh mẽ. Hải Dương hiện có tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua tỉnh dài 40 km, 82 km đường gom cao tốc; 7 quốc lộ đi qua với tổng chiều dài 189 km; 21 đường tỉnh với tổng chiều dài 354 km...
Những năm gần đây, nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp với quy mô đồng bộ, hiện đại, mang tính đột phá. Cùng với đó, các dự án kết nối Hải Dương với địa phương lân cận, tạo nền tảng phát triển kinh tế vùng đã được triển khai và hoàn thành.
Ở phía Bắc của tỉnh, đường dẫn cầu Hàn đoạn từ đường huyện 5B đến Quốc lộ 37 thuộc huyện Nam Sách đã hoàn thành đúng tiến độ vào tháng 7/2020. Tuyến đường dài 6,28 km có tổng mức đầu tư 218 tỷ đồng, kết nối giữa 2 tuyến Quốc lộ 5 và 37, tạo động lực phát triển mới cho TP. Hải Dương, huyện Nam Sách cũng như các địa phương phụ cận. Nhờ đó, thời gian di chuyển từ TP. Hải Dương đến TP. Chí Linh giảm khoảng 20 phút so với trước đây.
Phấn đấu đến năm 2025, Hải Dương là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2030, là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng để Hải Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương
Bên cạnh đó, tỉnh Hải Dương đã phối hợp với tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng triển khai xây dựng hàng loạt công trình giao thông kết nối.
Cụ thể, kết nối với TP. Hải Phòng có cầu Quang Thanh nối huyện Thanh Hà với huyện An Lão qua sông Văn Úc; cầu Dinh qua sông Kinh Thầy nối thị xã Kinh Môn với huyện Thủy Nguyên. Việc xây dựng cầu Dinh và cầu Quang Thanh đã mang lại niềm vui và sự phấn khởi cho người dân hai địa phương. Những cây cầu chắc chắn, vững chãi bắc qua sông sẽ tạo thuận tiện cho việc đi lại và phát triển vùng kinh tế Tây Nam của TP. Hải Phòng và vùng Đông Nam của tỉnh Hải Dương.
Kết nối với tỉnh Quảng Ninh, Dự án Cầu Triều vượt sông Kinh Thầy, nối thị xã Đông Triều với đường 389 thị xã Kinh Môn đã hoàn thành đầu năm nay. Để tạo sự kết nối đồng bộ, tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ thi công và cơ bản hoàn thành hơn 4,3 km đường dẫn phía Hải Dương. Cầu Mây và cầu Triều được đưa vào sử dụng sẽ tạo nên trục giao thông kết nối thuận lợi, mang tính đột phá, giúp phát triển nhanh cho khu vực còn khó khăn, hạn chế về giao thông ở phía Bắc thị xã Kinh Môn.
Hệ thống giao thông như trên rất thuận lợi cho việc kết nối với các cảng hàng không quốc tế, cảng biển, cảng tàu khách quốc tế cũng như kết nối giữa các vùng trong tỉnh. Đây là thế mạnh nổi trội của Hải Dương.
Hoàn thiện bản đồ hạ tầng giao thông
Ông Lê Quý Tiệp, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Hải Dương nhận định, với trên 12.000 km đường bộ các loại, hơn 400 km đường thủy nội địa và trên 60 km đường sắt, thời gian tới, Hải Dương sẽ phát triển hệ thống giao thông phù hợp với định hướng tổ chức không gian của tỉnh trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về địa lý.
Tỉnh sẽ tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể phát triển giao thông - vận tải giai đoạn từ năm 2011 đến nay; xem xét, đánh giá mạng lưới, tuyến đường trọng yếu; loại bỏ những tuyến đường không đáp ứng yêu cầu và bổ sung các tuyến bảo đảm điều kiện để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, liên thông giữa các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; kết nối hệ thống đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh với các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Trên cơ sở đó, hoàn thiện đồng bộ, hiện đại quy hoạch với tầm nhìn đến năm 2035, 2050; trong đó, giai đoạn 2020 - 2025 sẽ đầu tư nâng cấp trọng tâm vào hệ thống đường tỉnh. Để khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng trong giao thương, Hải Dương tiếp tục đầu tư nâng cấp mạng lưới đường tỉnh cũng như các dự án kết nối vùng tỉnh.
Đó là, đầu tư các tuyến, đoạn tuyến để tăng quy mô, như: cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 389 đoạn Km0 - Km9+390 thành đường cấp III để kết nối liên thông từ Quốc lộ 18 qua cầu Triều, cầu Mây đến Quốc lộ 5;
cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 390 đoạn Km31 - Km37+500 và cầu Hợp Thanh tương ứng đường cấp III để kết nối liên thông từ Quốc lộ 19 qua cầu Quang Thanh, cầu Hợp Thanh, thị trấn Thanh Hà ra Quốc lộ 5; cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 392 đoạn Km15 - Km30+300 thành đường cấp III để kết nối liên thông từ Quốc lộ 38 qua ngã tư Bóng Quốc lộ 38B, trục Bắc - Nam ra Quốc lộ 37; nâng cấp đường tỉnh 391 lên cấp III để kết nối liên thông từ Quốc lộ 10 về TP. Hải Dương ra Quốc lộ 5...
Cùng với đó, xây dựng các tuyến kết nối, tuyến mới, như: đường trục Bắc - Nam huyện Thanh Miện phục vụ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam của tỉnh; đường tỉnh 397 kết nối tỉnh Bắc Ninh với Quốc lộ 37 (đầu cầu Bình - cầu Kênh Vàng); đường tỉnh 392 kéo dài (kết nối thị trấn Tứ Kỳ đến đường dẫn đầu cầu Quang Thanh đi Hải Phòng); đường tỉnh 394B (kết nối Quốc lộ 5 với đường tỉnh 392); đường tỉnh 386 (Hưng Yên) kết nối với đường tỉnh 396 (Hải Dương); đường dẫn đầu cầu Dinh; Dự án Kết nối đường trục trung tâm đô thị Mỹ Hào (Hưng Yên) đến Quốc lộ 38 (Cẩm Giàng); đầu tư xây dựng đường dẫn cầu Đồng Việt kết nối TP. Chí Linh với huyện Yên Dũng (Bắc Giang)...
Hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, hiện đại, kết nối liên vùng sẽ giúp mở rộng không gian phát triển, tạo ra những cơ hội mới về thu hút đầu tư. Việc đầu tư xây dựng hoàn thiện và triển khai đầu tư một số trục giao thông mới của tỉnh như trục Bắc - Nam, trục Đông - Tây của tỉnh, trục Bắc - Nam qua địa bàn huyện Thanh Miện là điều kiện thuận lợi để mở rộng không gian phát triển, khai thác tiềm năng quỹ đất dọc các trục đường mới cho phát triển kinh tế, xã hội và mạng lưới đô thị trong toàn tỉnh; là cơ hội đẩy mạnh phát triển công nghiệp - đô thị dọc các trục phát triển.
Hải Dương sẽ huy động đa dạng nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; huy động nguồn lực nhân dân đóng góp cùng với hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để xây dựng gần 2.500 km đường giao thông nông thôn đạt tiêu chuẩn với kinh phí khoảng 4.500 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn ngân sách tỉnh bố trí cho các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống đường tỉnh, với các dự án xây dựng mới, dự án kết nối vùng, tỉnh sẽ đề xuất sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, nguồn vốn hợp tác xây dựng với các tỉnh bạn kết nối.
Đối với các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống đường tỉnh; dự án giao thông xây dựng các tuyến mới; dự án giao thông trọng điểm, kết nối giao thông tỉnh Hải Dương với các địa phương giáp ranh, sẽ huy động nguồn vốn từ ngân sách tỉnh. Nguồn ngân sách huyện sẽ được huy động đối với các đoạn qua khu vực nội thị các thị trấn, thành phố, thị xã và các đoạn tuyến mới của địa phương.
Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Hải Dương cũng đã chủ động xây dựng, tham mưu Chương trình Đầu tư, nâng cấp mạng lưới đường tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng giai đoạn 2026 - 2030. Trong nhiệm kỳ này, Sở đề xuất thực hiện đầu tư xây dựng 59,5 km đường tỉnh mới; cải tạo và nâng cấp 148 km các tuyến đường tỉnh hiện có; xây dựng 36,7 km đường gom các quốc lộ. Tổng vốn đầu tư giai đoạn này lên đến hơn 9.200 tỷ đồng.
Tiếp theo, trong giai đoạn 2026 - 2030, với tổng vốn đầu tư hơn 10.100 tỷ đồng, tỉnh sẽ thực hiện xây dựng gần 72 km đường tỉnh, cải tạo và nâng cấp 147,6 km các tuyến đường tỉnh hiện có và xây dựng 74,6 km đường gom quốc lộ.
Đặc biệt, Hải Dương sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn đầu tư công thông qua xây dựng, thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công hằng năm, trung hạn, dài hạn theo quy định; bảo đảm cho nguồn lực quan trọng này nhanh chóng đi vào vận hành, phát huy hiệu quả. Tỉnh cũng sẽ ưu tiên đầu tư các công trình có tính cấp bách, trọng tâm, trọng điểm, các công trình kết cấu hạ tầng bảo đảm tính đồng bộ, tính kết nối, mà trước hết là các công trình hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, liên tỉnh, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khẳng định: “Với những nỗ lực, mục tiêu cụ thể, hạ tầng giao thông của tỉnh đang ngày một hoàn thiện, góp phần quan trọng giúp tỉnh Hải Dương phát huy các tiềm năng sẵn có trong thu hút đầu tư, tạo dựng nền tảng phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, Hải Dương là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2030, là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng để Hải Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.
Điều này không chỉ đáp ứng yêu cầu đi lại tốt hơn của nhân dân, mà còn đi trước một bước, tạo cơ hội tăng cường thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mới bền vững.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"