
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia
-
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
-
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế
Theo đó, tỉnh Hải Dương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng - nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong phát triển các khu công nghiệp, thực hiện quy hoạch vùng tỉnh. Với phương châm “đi trước một bước”, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động rà soát quỹ đất, xây dựng phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư bảo đảm công khai, minh bạch.
Theo Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có 32 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.661 ha. Đến nay, tỉnh đã lập được 18 khu công nghiệp với tổng diện tích theo quy hoạch xây dựng khoảng 2.973,3 ha. đã giải phóng mặt bằng hơn 1.020 ha; chuyển mục đích sử dụng, cho thuê đất gần 850 ha; ký hợp đồng cho thuê đất gần 751 ha; đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gần 751 ha, còn gần 2.300 ha đất đã bàn giao cho chủ đầu tư.
![]() |
Khu công nghiệp Đại An, Hải Dương. Ảnh: Thành Chung |
Còn lại 14 khu công nghiệp và giai đoạn 2 của khu công nghiệp Kim Thành 2 với tổng quy mô diện tích khoảng 2.687,7 ha chưa thành lập. Trong đó, định hướng trọng tâm là phát triển các khu công nghiệp theo mô hình sinh thái, tích hợp công nghệ cao, quản lý thông minh và bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa kinh tế - môi trường - xã hội.
Tại buổi làm việc với TP. Hải Phòng mới đây, ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhấn mạnh thời gian tới, các cấp huyện trên địa bàn tỉnh vẫn phải đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án còn vướng mắc trước khi kết thúc hoạt động. Áp dụng chính sách bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho người dân ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật, không để người có đất bị thu hồi chịu thiệt.
Đối với các khu công nghiệp Gia Lộc, Kim Thành, Đại An mở rộng phải hoàn thành xong việc giải phóng mặt bằng, chậm nhất là ngày 30/6/2025. Khu công nghiệp Lai Cách giải phóng mặt bằng xong chậm nhất ngày 30/11/2025. Các khu công nghiệp Tân Trường, Phúc Điền mở rộng giải phóng mặt bằng xong chậm nhất ngày 30/4/2025. Khu công nghiệp Lương Điền - Ngọc Liên giải phóng mặt bằng 90% chậm nhất ngày 30/6/2025. Số phần mộ phải di dời thực hiện vào cuối năm 2025.
![]() |
Khu công nghiệp Kim Thành 2 sẽ sử dụng hơn 165 ha đất của xã Tam Kỳ. Trong ảnh là một phần diện tích của xã Tam Kỳ nằm trong khu công nghiệp Kim Thành 2 (ảnh tư liệu). Ảnh: Hà Vy |
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng với từng khu công nghiệp để triển khai thực hiện.
Các nhà đầu tư được bàn giao mặt bằng khẩn trương tiến hành đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp sớm nhất.
Đồng hành với các chủ đầu tư hạ tầng, Sở Xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh sẽ rút ngắn thời gian thẩm định, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án còn 5 ngày (kể cả ngày nghỉ).
Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, việc chủ động tạo mặt bằng sạch không chỉ rút ngắn thời gian tiếp cận của nhà đầu tư mà sẽ còn góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho tỉnh trong thu hút dòng vốn đầu tư thứ cấp.
Bên cạnh việc tạo mặt bằng, tỉnh Hải Dương đặc biệt chú trọng định hướng phát triển công nghiệp theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu xuyên suốt. Các khu công nghiệp mới được quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm các tiêu chí kỹ thuật, đồng thời bố trí diện tích hợp lý cho cây xanh, mặt nước, công trình hạ tầng xã hội.
“Tỉnh Hải Dương kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, không thu hút các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao, tiêu tốn năng lượng và sử dụng công nghệ lạc hậu”, ông Kiên khẳng định.
Các biện pháp đồng bộ từ tỉnh tới cơ sở đã tạo đồng thuận cao là cơ sở để tăng hiệu quả tạo mặt bằng sạch cho khu công nghiệp. Qua đó thuận lợi thu hút tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Lũy kế đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 450 dự án đầu tư còn hiệu lực (18 dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và 432 dự án đầu tư thứ cấp).

-
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ -
Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị -
Hành trình phát triển ấn tượng của Việt Nam và tầm nhìn sau 50 năm thống nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025