-
T&T Group khởi công cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội -
Nghệ An kêu gọi đầu tư dự án nhiệt điện khí 2,15 tỷ USD -
Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểm -
Trà Vinh - điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh -
Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất -
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện
Khu công nghiệp Đại An - nơi các nhà đầu tư tìm đến khi về Hải Dương. Ảnh: Thành Chung |
Nỗ lực của chính quyền tỉnh Hải Dương trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, minh bạch thông tin; đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án và sản xuất - kinh doanh đã được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư ghi nhận. Điều này thể hiện qua việc chỉ số PCI của Hải Dương năm 2014 đã tăng 10 bậc so với năm 2013 - từ vị trí 41 lên 31 và xếp thứ 6/11 địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng.
Đây cũng là thứ hạng tốt nhất của Hải Dương trong vòng 5 năm trở lại đây. Theo đó, chất lượng điều hành đã chuyển từ nhóm trung bình năm 2013 lên nhóm khá trên bản đồ PCI của cả nước. Trong đó, một số chỉ số thành phần đã có những sự thay đổi đáng kể, như tính minh bạch tăng từ 4,64 điểm lên 5,83 điểm, đào tạo lao động tăng từ 5,61 điểm lên 6,18 điểm, gia nhập thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp đã có dấu hiệu chuyển biến tốt, đạt mức khá - lần lượt là 8,35 điểm và 5,78 điểm.
Đặt trong bối cảnh các địa phương lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh đang được hưởng lợi từ những dự án hạ tầng giao thông lớn, quy mô quốc gia và đồng bộ từ đường bộ đến đường biển, cảng biển, đường sắt, thì Hải Dương đã mất dần lợi thế vốn có này. Ngoài ra, Hải Phòng và Quảng Ninh còn có các khu kinh tế, nên các chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng cũng hơn hẳn so với các khu công nghiệp.
Vậy đâu là lợi thế cạnh tranh để Hải Dương thu hút các dòng vốn đầu tư, bên cạnh nỗ lực cải thiện chỉ số PCI?
Theo ông Vương Đức Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, có 4 yếu tố chính mà địa phương này cần tập trung thực hiện. Trước hết, tỉnh phải cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho doanh nghiệp. Hải Dương đã rất chú trọng đến việc thu hút những dự án có hàm lượng công nghệ cao, vì thế việc tạo lập nguồn nhân lực chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư là việc làm cấp bách. Điều đó đòi hỏi Hải Dương phải có những chính sách kịp thời trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.
Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Minh Phương, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp Hải Dương cho rằng, việc xây dựng mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để người lao động sau đào tạo có thể tham gia ngay vào sản xuất là rất cần thiết. Cũng cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, các cơ sở đào tạo trong việc mở các khóa đào tạo về chuyên ngành công nghiệp, công nghệ, ngoại ngữ…
Thứ hai, Hải Dương cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh thông qua những chương trình xúc tiến đầu tư. Các nhà đầu tư đã thành công tại tỉnh sẽ là thành viên, là cầu nối hữu hiệu trong các hoạt động xúc tiến này.
Bên cạnh đó, việc đa dạng các kênh vận động, xúc tiến thông qua các diễn đàn kinh tế thế giới, các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia cũng là một giải pháp rất quan trọng. Việc đồng hành cùng nhà đầu tư thông qua việc giữ ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, để các nhà đầu tư đã và đang đầu tư yên tâm tiếp tục mở rộng đầu tư và sản xuất - kinh doanh vẫn phải được tiếp tục duy trì tốt.
Cuối cùng và quan trọng nhất, đó là Hải Dương phải tạo được đột phá trong cải cách thủ tục hành chính. Theo đó, việc rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh vẫn phải được duy trì. Thực hiện mô hình một cửa, một đầu mối giải quyết các thủ tục đầu tư; xây dựng chính quyền điện tử, trung tâm dịch vụ hành chính công hỗ trợ doanh nghiệp..., nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định.
“Cùng với cố gắng của chính quyền địa phương và sự đầu tư bài bản của các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp uy tín như VSIP, Đại An, Nam Quang…, trong thời gian tới, Hải Dương sẽ có cơ hội đón thêm nhiều nhà đầu tư mới”, ông Sáng khẳng định và cho biết, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang đang nghiên cứu đầu tư thêm một khu công nghiệp mới tại huyện Gia Lộc, với quy mô gần 200 ha để sẵn sàng đón những cơ hội mới này.
-
Trà Vinh - điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh -
Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất -
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện -
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt -
Bình Định: Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng -
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc: Việt Nam giữ nguyên sức hút -
Duyệt mặt bằng trung tâm thương mại 20 triệu USD; Đề xuất Trung ương chi 39.827 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village