-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng -
Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
Giữ kinh phí công đoàn 2%, không “chốt” cứng tỷ lệ phân phối -
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5%
. |
Trạm thu phí Cai Lậy là một trong những điểm nóng nhất về BOT thời gian qua, nên việc xử lý những bất cập tại trạm này thực sự là tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Vấn đề đặt ra là phải tìm được lời giải khả dĩ nhất để hài hòa được lợi ích của các bên liên quan, đặc biệt là từ phía nhà đầu tư và người dân trong vùng dự án. Đó còn là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện trách nhiệm, cam kết của mình như thế nào đối với nhà đầu tư trước những thay đổi bất lợi.
Hai lời giải của bài toán hóc búa này cần được giải quyết song song với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng trong công tác truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội và đảm bảo an ninh trật tự để hạ nhiệt điểm nóng BOT Cai Lậy.
Dù chưa làm hài lòng tất cả các bên, nhưng phương án thu phí vừa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất Chính phủ lựa chọn được xem là có nhiều ưu điểm hơn các phương án còn lại như hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các dự án tương tự có đầu tư tuyến tránh, đảm bảo mục tiêu đầu tư dự án, tránh ùn tắc, tránh tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường trung tâm thị xã Cai Lậy. Đồng thời, Dự án không phải bổ sung chi phí xây dựng trạm thu phí, chi phí tổ chức thu tiền dịch vụ.
Trên thực tế, sự thành công trong việc thực hiện thu phí trở lại tại trạm BOT Cai Lậy không chỉ giúp tháo gỡ khó khăn tại Dự án, mà còn mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư tham gia các dự án PPP được triển khai trong thời gian tới. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi việc gọi vốn Dự án Xây dựng một số đoạn đường cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 - 2020 theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) đã thực sự cận kề.
Có thể khẳng định rằng, mấu chốt dẫn đến thành công cũng như sự phát triển bền vững của các dự
PPP nói chung và dự án BOT nói riêng, trong đó có trạm BOT Cai Lậy phụ thuộc khá nhiều vào các khung chính sách.
Không khó để thấy rằng, khung chính sách PPP hiện còn nhiều khoảng trống, những điểm “cập kênh” cần được bổ khuyết, trong đó điều được các nhà đầu tư mong đợi nhất là việc phải sớm rạch ròi trách nhiệm - nghĩa vụ - quyền lợi của các bên, đặc biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp, phát sinh khi thực hiện hợp đồng. Đây cũng là sự đồng hành thiết thực nhất mà các nhà đầu tư kỳ vọng trước hết từ các cơ quan quản lý nhà nước trong chặng đường thực hiện các dự án PPP kéo dài với nhiều rủi ro chực chờ.
Bên cạnh đó, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và thực hiện các dự án PPP trên phạm vi toàn quốc trong bối cảnh phân cấp thực hiện đầu tư triệt để như hiện nay, thì việc công khai, minh bạch thông tin các dự án PPP đã, đang và cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện trên một trang tin điện tử thống nhất về PPP của Chính phủ cũng như ứng dụng truyền thông xã hội, mạng Internet. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tổ chức tài chính trong và ngoài nước tiếp cận thông tin, đồng thời minh bạch thông tin tới toàn xã hội, người dân, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính giải trình của phía các cơ quan nhà nước, đặc biệt là của người đứng đầu. Ngoài ra, các cơ quan thông tấn, báo chí cần được định hướng, chỉ đạo trong việc thông tin trung thực, khách quan về các dự án PPP, tránh thông tin tiêu cực làm phương hại lợi ích quốc gia, lợi ích nhà đầu tư, gây bất ổn dư luận, thậm chí gây mâu thuẫn xã hội.
-
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Tăng cường ký hiệp định dẫn độ tội phạm -
Giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ chưa được quan tâm đúng mức
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng