
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
-
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính
-
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp
-
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon
Phù hợp với xu thế toàn cầu
Với lợi thế đặc biệt, tầm nhìn dài hạn và hành động nhất quán, TP. Hải Phòng đã ban hành kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, trở thành điểm sáng của cả nước trong lộ trình tăng trưởng xanh, bền vững.
Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2030 không chỉ là lộ trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững, mà còn là cam kết của địa phương đối với việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, Thành phố đã chỉ đạo, phối hợp với doanh nghiệp tập trung giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa các ngành kinh tế, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm và nâng cao năng lực chống chịu. Thí điểm chuyển đổi mô hình khu công nghiệp từ truyền thống sang sinh thái tại các khu công nghiệp DEEP C và Nam Cầu Kiền, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Các doanh nghiệp như VinFast, LG, Pegatron, USI... không chỉ đem đến công nghệ cao, mà còn đặt mục tiêu phát triển bền vững, sử dụng năng lượng tái tạo, tái chế nguyên liệu và kiểm soát nghiêm ngặt chất thải. Đây là tín hiệu cho thấy dòng vốn FDI vào Hải Phòng đang dịch chuyển theo hướng xanh - sạch - thông minh, phù hợp với xu thế toàn cầu.
Hiện, các khu công nghiệp của Hải Phòng đều có hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hải Phòng cũng khuyến khích nhà đầu tư tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời áp mái); sử dụng các công nghệ sản xuất sạch. Đặc biệt, Thành phố đang nghiên cứu triển khai dự án điện gió ngoài khơi đảo Bạch Long Vĩ với công suất khoảng 3.000 MW, đáp ứng nhu cầu về điện xanh cho doanh nghiệp trong dài hạn.
Tầm nhìn chiến lược
Chuyển đổi số và phát triển kinh tế số được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng. Năm 2024, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Hải Phòng đạt 29,7%, cao hơn chỉ tiêu Nghị quyết 03/NQ-TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về chuyển đổi số (mục tiêu của Nghị quyết đạt tỷ trọng 25% vào năm 2025). Hiện trên địa bàn Thành phố có gần 1.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động; gần 9.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số.
Hải Phòng chọn chủ đề năm 2025 là: “Mở rộng không gian kinh tế, hoàn thiện cơ chế chính sách đặc thù và đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số”. Để đạt được mục tiêu này, Hải Phòng đã chuẩn bị nguồn lực để tham gia vào cuộc đua chuyển đổi xanh. Thành phố sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong sản xuất, phát triển kinh tế số, phấn đấu đến năm 2030 chiếm tỷ trọng 40% GRDP thành phố.
Theo ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, Thành phố sẽ tập trung xây dựng mới các khu công nghiệp theo các mô hình chuyên ngành như sản xuất chất bán dẫn, chíp, cơ khí chế tạo, điện - điện tử, các dự án sử dụng năng lượng tái tạo, logistics xanh, cảng xanh... gắn với chuyển đổi số ở cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Tiếp tục thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hệ thống quản lý hiện đại, các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới.
Chuyển đổi số để phát triển khu công nghiệp xanh - thông minh sẽ giúp Hải Phòng phát huy lợi thế cạnh tranh vượt trội, hấp dẫn nhà đầu tư thế hệ mới 4.0. Theo đó, ngoài điện xanh, nước sạch, môi trường xanh, xử lý rác thải xanh, hạ tầng các nhà xưởng có sẵn với các hệ thống kiểm soát xanh - thông minh, tài chính xanh..., các khu công nghiệp còn có đầy đủ hạ tầng số gồm dữ liệu, truyền dẫn và giải pháp số.
Hướng đi này sẽ được Thành phố vận dụng trong xây dựng Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng trong thời gian tới. Đây sẽ là khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam, với mô hình phát triển mới, hiện đại, bao gồm xanh, sinh thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, cộng sinh cộng nghiệp, các chuỗi liên kết cung ứng.
Tầm nhìn đến năm 2050, Thành phố sẽ có 25 khu công nghiệp với tổng diện tích tối đa 15.777 ha. Việc chuyển đổi số xanh trong các khu công nghiệp sẽ là nhân tố then chốt giúp thành phố phát triển bền vững, giữ vững đà thu hút FDI, nâng cao tính cạnh tranh trong kỷ nguyên số.
Chuyển đổi số xanh không chỉ là xu hướng bứt phá trong bối cảnh toàn cầu, mà còn là động lực chiến lược tạo sự phát triển bền vững cho Hải Phòng. Thời gian tới, Thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chất, bền vững, ưu tiên nguồn lực để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng của Nghị quyết 57/NQ-TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và các chương trình, chiến lược quốc gia về phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

-
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10% -
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái -
Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa hệ thống lưu trữ năng lượng phục vụ phát triển xanh bền vững -
Giải pháp xanh cho tương lai không rác thải nhựa
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh