-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
Các nhà đầu tư đến từ khu vực châu Á đang rót nhiều vốn vào Hải Phòng và có nhiều dự án lớn trong lĩnh vực cảng biển, logistics... |
Cảng biển, logistics hút vốn
Thông tin với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện Cảng container quốc tế Hải Phòng (HICT) cho biết, cảng này vừa đón tàu Nagoya Express - một trong những tàu container lớn nhất từ trước đến nay cập cảng khu vực phía Bắc.
Theo đó, tàu Nagoya Express có tải trọng trên 100.000 tấn, sức chở 8.600 TEU (container 20 feet), thuộc Hãng tàu Hapag Lloyd (Đức). Với việc chính thức đưa vào khai thác thường xuyên tại cảng HICT, hàng hóa sẽ được kết nối trực tiếp từ Hải Phòng với bờ Tây Hoa Kỳ và Canada.
Được biết, HICT bắt đầu đi vào khai thác từ tháng 5/2018, là cảng nước sâu đầu tiên của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. HICT được đầu tư các trang thiết bị thuộc loại hiện đại nhất hiện nay tại Việt Nam, có thể tiếp nhận tàu container sức chở lên đến 14.000 TEU (160.000 DWT), sản lượng hàng hóa thông qua 1,1 triệu TEU/năm.
Trao đổi với các nhà đầu tư tại hội thảo tổ chức tại TP.HCM cuối tuần qua, bà Lê Hương Giang, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (IPCS - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, Hải Phòng đang trở nên quen thuộc trong cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài. Dẫn con số về các dự án đầu tư còn hiệu lực, bà Giang nhìn nhận, các nhà đầu tư đến từ khu vực châu Á đang rót nhiều vốn vào Hải Phòng và có nhiều dự án lớn trong lĩnh vực cảng biển, logistics...
Tính đến cuối tháng 3 năm nay, các doanh nghiệp Hàn Quốc có 182 dự án tại Hải Phòng, với tổng vốn đầu tư hơn 6,7 tỷ USD (đứng thứ 2 cả nước về vốn đầu tư). Trong khi đó, nhóm nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông có 226 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 2,6 tỷ USD (đứng thứ 8 cả nước về vốn đầu tư).
Ông Atsushi Otsu, Tổng giám đốc Công ty Yusen Logistics cho rằng, lợi thế so sánh rất lớn của Hải Phòng hiện nay là hệ thống cảng biển Lạch Huyện có khả năng nhận 100.000 tàu DWT, giúp doanh nghiệp, nhà xuất khẩu tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Cũng theo vị này, với tiềm năng rất lớn của mình, thời gian tới, Hải Phòng sẽ tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực logistics.
Trong khi đó, đại diện HICT cho biết, sắp tới, cảng này sẽ tiếp tục đón các tàu có tải trọng lớn hơn.
Gọi đầu tư vào khu công nghiệp
Chia sẻ với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Khu công nghiệp Deep C (Hải Phòng) cho biết, khu công nghiệp này đã thu hút được hơn 70 dự án từ các nhà đầu tư trên thế giới, với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD. Từ thành công trong thu hút đầu tư của Deep C I, trong thời gian gần đây, 2 khu công nghiệp tiếp theo đã liên tiếp được khởi công xây dựng.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Hong Rae Cho, Giám đốc kinh doanh của Công ty Daiwa House Việt Nam nhìn nhận, xu hướng dịch chuyển đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản đang tăng lên và họ muốn chọn địa điểm tốt để có thể đầu tư lâu dài.
Dẫn chứng về Nhà máy Lixin Global - dự án đầu tiên thực hiện tại Việt Nam cách đây 7 năm, ông Hong Rae Cho cho biết, doanh nghiệp Nhật Bản rất kỹ tính trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư. “Nơi đó không những phải gần cảng biển, giao thông thuận lợi..., mà còn phải có hạ tầng khu công nghiệp tốt, được đầu tư xây dựng bởi những doanh nghiệp có uy tín”, ông Hong Rae Cho nói.
Đại diện của Daiwa House Việt Nam nhìn nhận, các doanh nghiệp của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhiều khả năng sẽ lựa chọn các khu công nghiệp Deep C để đầu tư, xây dựng nhà máy.
Trong khi đó, bà Giang cho rằng, môi trường đầu tư, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đang ngày càng cởi mở hơn. Các địa phương, trong đó có Hải Phòng, đang có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Do đó, hiện là thời điểm tốt cho các nhà đầu tư tìm hiểu về tiềm năng và lợi thế để có thể rót vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Deep C cũng như các lĩnh vực có lợi thế của Hải Phòng.
“IPCS sẵn sàng hợp tác với địa phương trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cam kết đầu tư kinh doanh lâu dài”, bà Giang nhấn mạnh.
-
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái -
Thủ tướng duyệt tăng vốn Nhà nước xây cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh lên 9.800 tỷ đồng -
Giai đoạn 1 sân bay Long Thành: ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD, hoàn thành chậm nhất 2/9/2026
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"