-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Theo thông tin từ UBND TP.Hải Phòng, các hộ dân nuôi ngao trên khu vực ven biển thuộc quận Hải An và huyện Kiến Thụy là tự phát, ban đầu các hộ nuôi ngao với quy mô, diện tích nhỏ.
Năm 2011, UBND xã Đại Hợp (huyện Kiến Thụy) rà soát chỉ có khoảng 32 hộ nuôi ngao với diện tích 147 ha. Sau đó, các hộ dân đã tự mở rộng diện tích, lấn ra phía ngoài biển, chồng lấn vào khu vực của các tổ chức đã được thành phố giao, cho thuê khai thác cát.
Hiện nay, khu vực ven biển tại quận Hải An có 28 hộ nuôi ngao (diện tích 726 ha) và huyện Kiến Thụy có 89 hộ nuôi trồng (diện tích 2.557ha). Không chỉ người địa phương, còn có nhiều hộ trú tại các tỉnh khác như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa... cũng nuôi ngao tại đây.
Bãi ngao tự phát của người dân ở vùng biển thuộc quận Hải An. Ảnh: LT |
Việc các hộ dân đã tiến hành nuôi ngao tự phát, vi phạm các quy định pháp luật về nông nghiệp. Để thực thi nghiêm các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự trên khu vực biển do thành phố quản lý, UBND Thành phố đã ban hành Văn bản số 6761/UBND-KS ngày 22/9/2021 yêu cầu các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản không phép trước 30/11/2021 phải thực hiện xong việc di dời toàn bộ tài sản, vật nuôi ra khỏi khu vực biển đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho các tổ chức khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, đến nay (đã gần 12 tháng) các hộ dân vẫn chưa thực hiện di dời. Do đó, UBND thành phố đã chỉ đạo UBND quận Hải An và huyện Kiến Thụy thiết lập các hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu các hộ dân tự nguyện di dời, tháo dỡ các công trình vi phạm.
Về thực trạng cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản cát trên khu vực biển quận Hải An, huyện Kiến Thụy, hiện UBND thành phố đã cấp phép khai thác khoáng sản cát đối với 16 tổ chức cá nhân. Việc cấp các Giấy phép khai thác khoáng sản cho các doanh nghiệp đều đảm bảo quy định của Luật Khoáng sản; việc cho thuê mặt nước, đất có mặt nước, giao khu vực biển đảm bảo theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên môi trường biển và Hải đảo.
Qua rà soát của các địa phương cho thấy, tất cả các hộ nuôi ngao trên khu vực biển không cung cấp được giấy tờ liên quan đến việc cho phép nuôi trồng thuỷ sản trên biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không nộp bất cứ khoản thuế, phí gì cho địa phương nơi có biển.
Do đó, các hộ dân này đã vi phạm các quy định về điều kiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển theo quy định tại Điều 38, 39 và 44 Luật Thuỷ sản năm 2017 và Điều 37 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ, Điều 17 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản và Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Theo ông Dương Đình Ổn, Chủ tịch UBND quận Hải An, tại khu vực biển thuộc quận Hải An, hàng loạt các dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội lớn của đất nước và thành phố đang triển khai thực hiện, như: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, xây dựng tuyến đê biển Tràng Cát, khai thác tài nguyên khoáng sản đã được cấp phép...
Việc một số hộ dân tự phát tổ chức cắm cọc, dựng chòi và khoang vùng nuôi ngao tại khu vực này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế- xã hội của thành phố.
Cùng với đó, trên các bãi triều nơi các hộ dân tổ chức nuôi ngao trái phép này thường xuyên xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản, cũng như thu hẹp ngư trường truyền thống, cản trở việc đánh bắt thủy sản hợp pháp truyền thống của bà con ngư dân địa phương.
Các mâu thuẫn, tranh chấp trên có nguy cơ mất an ninh trật tự khu vực, làm ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh thu hút đầu tư của Thành phố và hình ảnh của người dân quận Hải An, huyện Kiến Thụy. Ngoài ra, việc nuôi ngao trái phép tại một số nơi đã làm cản trở việc đi lại của các tàu thuyền và công tác khảo sát, thăm dò, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển...
Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND TP. Hải Phòng và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương, quận Hải An đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại, tuyên truyền, vận động 17 hộ dân nuôi ngao trái phép trong diện tích 161 ha đất thuộc Dự án xây dựng Khu công nghiệp DEEP C 2A của Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hải Phòng thuê từ năm 2012 theo đúng quy định pháp luật, được nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ. Các hộ đã thu hoạch ngao và hoàn trả lại mặt bằng cho doanh nghiệp quản lý.
Tuy nhiên, theo rà soát của quận Hải An, hiện trên khu vực biển trên địa bàn vẫn còn 28 hộ nuôi ngao không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định. Trong số đó, có 17 hộ nuôi ngao là người địa phương, sau khi tuyên truyền, vận động, đến nay đã có 15 hộ dân tự giác thu hoạch ngao, tháo dỡ chòi canh, nhổ cọc cắm khoang vùng, trả lại mặt bằng bãi triều. Với 13 hộ còn lại (sản lượng ngao hiện khoảng 35.000 tấn), UBND quận Hải An sẽ tổ chức cưỡng chế vào ngày 08/9 tới đây.
Theo UBND TP.Hải Phòng, các bãi ngao do người dân nuôi không phép, xâm phạm ngư trường khai thác truyền thống và chồng lấn vào 9 mỏ cát do UBND TP.Hải Phòng cấp phép cho doanh nghiệp. Điều này gây mất an ninh, trật tự, cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền và việc khảo sát, thăm dò, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển...
Đại tá Nguyễn Công Hiển, Phó Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng thông tin, từ năm 2015 đến nay, lực lượng Biên phòng đã ghi nhận 35 vụ cắm cọc, dựng chòi trái phép bị xử lý hành chính; 12 vụ cố ý gây thương tích do tranh chấp giữa những người nuôi ngao với nhau, giữa người nuôi ngao với ngư dân khai thác thủy sản truyền thống; 6 vụ hủy hoại, cưỡng đoạt tài sản của ngư dân và một số vụ chống đối người thi hành công vụ.
Tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần thứ 36 chiều 5/9, ông Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hải Phòng khẳng định, việc xử lý, giải tỏa các trường hợp nuôi ngao trái phép hiện nay là cần thiết nhằm siết chặt kỷ cương, quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Trước mắt, thành phố sẽ tập trung giải tỏa dứt điểm 13 trường hợp nuôi ngao trái phép trên khu vực biển thuộc địa bàn quận Hải An. Tiếp đó, là 89 hộ nuôi ngao trái phép trên địa bàn huyện Kiến Thụy. Đồng thời, thành phố cũng tạo điều kiện thuận lợi để bà con khẩn trương thu hoạch ngao đã nuôi trên biển...
Ông Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hải Phòng phát biểu chỉ đạo |
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng, đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển, đất có mặt nước ven biển để phát triển kinh tế, xã hội nhưng việc nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ pháp luật về thủy sản, đất đai... Việc các hộ đang nuôi ngao nêu trên chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, giao khu vực biển, cho thuê đất có mặt nước là vi phạm các quy định, điều kiện theo quy định pháp luật; ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan...
“Quan điểm của Hải Phòng là giải quyết hài hòa các lợi ích, trong đó, lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu, nhất là phục vụ các công trình quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, an toàn của đất nước như: hệ thống đê biển, cảng biển... UBND Thành phố cũng đã có Công văn số 4761/UBND-KS ngày 11/8/2022 xin ý kiến các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường về vị trí, ranh giới, diện tích khu vực biển thuộc xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng để quy hoạch khu vực 4 cồn cát rộng hơn 3.000 ha bãi triều ven biển trên địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng để nuôi nhuyễn thể trong giai đoạn 2022-2030. Các hộ dân gắn bó với nghề nuôi ngao, không còn sinh kế nào khác sẽ được ưu tiên xem xét tiếp tục làm nghề tại khu vực này”, ông Quân cho biết.
-
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025